'Cơn lũ' tên lửa chống tăng đổ về Ukraine đang làm khó quân đội Nga

Số lượng lớn tên lửa chống tăng được các nước chuyển cho Ukraine để đối phó với quân đội Nga được cho đang làm thay đổi cục diện chiến sự. 

"Cơn lũ" tên lửa chống tăng được gửi tới Ukraine có khả năng làm thay đổi cục diện chiến sự, đồng thời gia tăng sức ép với Nga trong nỗ lực duy trì lực lượng đang mệt nhoài với cuộc chiến trong đô thị.  

Theo một số nhà phân tích quân sự, số lượng lớn tên lửa chống tăng thế hệ mới nhất được vận chuyển tới Ukraine trong những tuần gần đây là “chuyện hiếm”, giúp binh sĩ Ukraine sở hữu kho tên lửa chống tăng lớn chưa từng thấy trong giai đoạn chiến tranh hiện đại quy mô lớn.  

{keywords}
Binh sĩ Ukraine sử dụng tên lửa chống tăng NLAW trong cuộc tập trận hồi tháng Hai trước thời điểm Nga tấn công quân sự. (Ảnh: AP)

Cụ thể, Anh thông báo đã gửi 3.615 tên lửa chống tặng hạng nhẹ thế hệ mới (NLAW) cùng dàn phóng cho Ukraine. Đức cũng đã chuyển 1.000 vũ khí chống tăng trong kho vũ khí. Na Uy là 2.000 tên lửa, Thụy Điển là 5.000 và Mỹ vẫn chưa cho công khai số lượng cụ thể hệ thống tên lửa Javelin đã chuyển giao cho Ukraine.

Nhiều quốc gia khác cũng hỗ trợ vũ khí cho Ukraine. Phần lớn trong số này không phải là vũ khí công nghệ mới nhất, song mối đe dọa cũng không hề nhỏ. 

Còn theo đề xuất ngân sách hàng năm của Lầu Năm Góc, 10 đơn bị phóng Javelin cùng 763 tên lửa được mua trong năm 2021 có giá 190,3 triệu USD.

Theo Bloomberg, chiến dịch quân sự của Tổng thống Vladimir Putin được cho đang diễn ra không theo kế hoạch đã định do vấp phải sự kháng cự của quân đội Ukraine và những tính toán sai lầm của Nga. “Cơn lũ” vũ khí chống tăng đổ về Ukraine cũng là một yếu tố khiến cục diện chiến sự ở Ukraine thay đổi đáng kể.

Ông Pavel Felgenhauer, chuyên gia nghiên cứu quân đội Nga tại viện nghiên cứu Jamestown Foundation ở Mỹ, nhận định ngay cả các xe tăng hiện đại nhất của Nga cũng "bị tổn thương” trước dàn tên lửa Javelin của Mỹ mà quân đội Ukraine đang sử dụng.

Trong khi đó, cả tên lửa Javelin và NLAW đều tấn công xe tăng từ trên đầu, nơi lớp bọc thép là yếu nhất. chúng còn được gọi là vũ khí phóng và quên (Fire and Forget Weapons). Đây là các loại vũ khí điều khiển chính xác (tên lửa, bom, đạn pháo...) có khả năng tự tìm đến mục tiêu đã định mà không cần bất cứ một sự can thiệp nào từ bên ngoài.

Nhờ ưu điểm này mà ngay sau khi phóng vũ khí, thiết bị mang - phóng (máy bay, xe, pháo…) có thể lập tức cơ động để tìm mục tiêu khác, hoặc tránh đòn đáp trả của đối phương khi bị tìm ra vị trí xuất hiện.

Theo Oryx, một dự án phân tích mức độ thiệt hại trong cuộc xung đột ở Ukraine, 6 xe tăng hiện đại nhất của Nga là T-90 trong tổng số 76 chiếc đã bị quân đội Ukraine phá hủy. Tổng cộng Nga đã mất 214 xe tăng do bị tấn công, bị tịch thu hoặc bị bỏ rơi trong tổng cộng 1.292 phương tiện quân sự bị hư hại khi tham chiến ở Ukraine.

Trong khi đó, phía Ukraine công bố Nga mất nhiều xe tăng hơn so với dữ liệu mà Oryx thu thập. Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa công khai con số cụ thể.

Cũng theo Oryx, Ukraine đã mất 65 xe tăng mà số này có 22 chiếc đã bị phá hủy trong tổng số 343 phương tiện bị hư hại trong giao tranh.

Ngoài vũ khí được nước ngoài cung ứng, quân đội Ukraine sẵn có kho vũ khí được sản xuất dưới thời Liên Xô cũ và cả những vũ khí chống tăng sản xuất nội địa thời gian gần đây. Dù không hiện đại bằng tên lửa Javelin và NLAW, song các tên lửa chống tăng do Ukraine tự sản xuất vẫn đạt hiệu quả tấn công phần lớn các loại xe bọc thép.

Thiệt hại về khí tài của quân đội Nga được thể hiện qua một số đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội Ukraine. Trong số này, một video ghi lại cảnh hàng chục xe tăng và xe bọc thép Nga cố gắng đi sâu vào trong Brovary, khu vực ngoại ô thủ đô Kiev, vào tuần trước. Tuy nhiên, các binh sĩ Ukraine đã phá hủy được vài phương tiện quân sự của Nga trước khi đoàn xe quân sự Nga rút lui.

“Trong quá trình tràn vào các thành phố, điều quan trọng không chỉ là cài bom cho nổ tung, mà cần di chuyển lực lượng bộ binh vào bên trong ngay khi đối phương còn đang bị sốc. Nếu không làm như vậy, bạn sẽ chẳng đi đến được đâu. Liệu bộ binh Nga có đủ lực lượng để làm như vậy? Tôi hiện không rõ”, ông Felgenhauer nói.

Bloomberg nhận định chiến tranh trong đô thị là vô cùng tốn quân. Trong tuần qua, Nga đã rút binh sĩ khỏi một số nơi và dự định tuyển lính đánh thuê ở Trung Đông nhằm gây dựng lực lượng dự phòng phục vụ “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.

Trong bản đánh giá được Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington công bố hôm 14/3, khả năng lính đánh thuê do Nga tuyển dụng và lực lượng tăng cường đang bắt đầu tiến sát thủ đô Kiev của Ukraine trong tuần này.

Còn vào ngày 15/3, chính quyền thành phố Kiev đã áp đặt lệnh giới nghiêm trong 2 ngày. Trong khoảng thời gian này, bất cứ ai ra khỏi nhà mà không có giấy thông hành đặc biệt sẽ bị xem là thành viên của các đơn vị quân sự Nga.

RT đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden còn được cho sắp đưa ra thông báo hỗ trợ thêm 800 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng khoản tiền Mỹ tài trợ cho Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự lên hơn 1 tỉ USD.

Nói với các phóng viên hôm 15/3, một quan chức cấp cao giấu tên của Nhà Trắng cho hay khoản hỗ trợ thêm 800 triệu USD sẽ sớm được công bố. Song người này không nói rõ những thiết bị gì sẽ nằm trong gói hỗ trợ thêm để chuyển giao cho Ukraine.

Còn trong tuyên bố hôm 12/3, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay gói hỗ trợ 200 triệu USD của Mỹ gồm các thiết bị hỗ trợ quân đội Ukraine đối phó với nhiều mối đe dọa như từ xe bọc thép và máy bay.

Trung Quốc lên tiếng trước nghi ngờ hỗ trợ Nga tham chiến ở Ukraine

Trung Quốc lên tiếng trước nghi ngờ hỗ trợ Nga tham chiến ở Ukraine

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc Trung Quốc đang hỗ trợ cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !