Quảng Ninh phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021
Ngày 20/4, Ban Chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm (BCĐLNATTP) tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021 tại TP Hạ Long.
Lực lượng chức năng kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ảnh minh hoạ) |
Hoạt động nhằm triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021.
Tại lễ phát động, đại diện của 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP Hạ Long đã ký cam kết với chính quyền thành phố Hạ Long về việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATTP.
Sau đó, 2 đoàn xe diễu hành phát loa tuyên truyền trên các đường phố của TP. Hạ Long nhằm nâng cao nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm, nhằm đạt được 3 mục tiêu của Tháng hành động vì ATTP.
Cụ thể, tăng cường công tác thông tin truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện về an toàn thực phẩm nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc thực thi pháp luật về ATTP;
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm;
Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
Theo thống kê của tỉnh Quảng Ninh trong nửa năm 2020, toàn tỉnh có 59.804 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó lĩnh vực ngành Y tế quản lý là 6.240 cơ sở, ngành Công thương quản lý 5.603 cơ sở và ngành Nông nghiệp quản lý 47.961 cơ sở. Trước tình hình dịch bệnh Covid - 19, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã đóng cửa. Mặc dù vậy, công tác kiểm soát ATTP vẫn được tăng cường.
Trong quý 1/2020, lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Hải quan tỉnh thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu và các địa phương triển khai nhiều biện pháp chống buôn lậu, thực phẩm giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ... Qua đó bắt giữ 186 vụ với tổng số tiền trị giá 698 triệu đồng.
Cùng với đó, hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng được chú trọng. 3 tháng đầu năm nay, các đoàn đã giám sát 383 lượt cơ sở dịch vụ ăn uống và lấy 394 mẫu thực phẩm kiểm nghiệm nhanh. Điều đáng mừng là tất cả các mẫu này đều cho kết quả đạt yêu cầu về ATTP.
Đặc biệt, trong quý 1, toàn tỉnh tổ chức 177 đoàn thanh, kiểm tra định kỳ tiến hành kiểm tra 5.180 cơ sở. Qua kiểm tra, các đoàn đã phát hiện 704 cơ sở vi phạm ATTP, trong đó 501 cơ sở bị phạt với tổng số tiền 1.207.700.000 đồng. Những hành vi vi phạm chủ yếu là nhập lậu thực phẩm; buôn bán, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định về điều kiện ATTP... Tổng số lượng thực phẩm bị tiêu hủy xấp xỉ 18 tấn.
H. Anh
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.