Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc gia nhập ‘câu lạc bộ’ thử nghiệm vũ khí ở Syria

Thổ Nhĩ Kỳ vừa thử nghiệm bom dẫn đường tại Syria, cho phép Ankara sánh ngang Mỹ, Nga. Trung Quốc dự kiến sẽ “nối gót” người Thổ để khẳng định tiềm lực của mình.

Hệ thống Pantsir-S1 lập đại công cho Nga khi diệt 32 UAV ở Syria?

Hệ thống Pantsir-S1 lập đại công cho Nga khi diệt 32 UAV ở Syria?

Nga vừa sử dụng hệ thống Pantsir-S1 ngăn chặn thành công cuộc không kích quy mô lớn bằng UAV ở Syria, Mỹ đã đưa ra đánh giá sốc về vấn đề này.

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ mới đây tuyên bố, Ankara đã thử nghiệm thành công bom dẫn đường bằng laser HGK-84 LAB (LGB) tại Syria do nước này phát triển. HGK-84 là bộ công cụ dẫn đường GPS / INS (Hệ thống định vị toàn cầu/ quán tính) có thể chuyển đổi bom MK-84 (nặng 908 kg) loại thông thường hiện có thành bom thông minh không đối đất.

{keywords}
Máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ mang theo bom HGK-84 LAB. Nguồn: Sina.

Bộ dẫn đường này có thể cung cấp khả năng tấn công chính xác trong mọi điều kiện thời tiết. HGK-84 LAB là phiên bản dẫn đường bằng laser, bằng cách thay thế các bộ dẫn đường khác nhau hoặc sử dụng nhiều bộ dẫn đường cùng nhau, quả bom có thể thích nghi với các điều kiện chiến trường khác nhau.

Việc thử nghiệm thành công bộ dẫn đường laser lần này cho thấy, Thổ Nhĩ Kỳ đã có khả năng sản xuất các loại bom dẫn đường chính xác với chi phí thấp và quy mô lớn. So với việc phát triển và sản xuất bom dẫn đường chính xác chuyên dụng, việc sử dụng các bộ dụng cụ như vậy để biến đổi bom không điều khiển truyền thống thành bom thông minh sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều.

Trước đây, chỉ có một số nước như Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc mới có thể phát triển và sản xuất các bộ công cụ dẫn đường như vậy. Việc Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm thành công loại bom này đã cho phép Ankara gia nhập “câu lạc bộ anh cả” về sức mạnh quân sự.

Bộ dẫn đường chính xác thường do một bộ phận dẫn đường và một bộ phận điều kiển tạo thành. Trong đó, thành phần điều khiển có nhiều cánh khí động học khác nhau, và điều tiết các hướng bay khác nhau theo chỉ lệnh của thành phần dẫn đường. Thông thường, chế độ dẫn đường GPS / INS không dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và có thể sử dụng bình thường cả ban ngày và ban đêm, thậm chí là trong điều kiện mưa bão, tuyết rơi.

{keywords}
 Bom dẫn đường HGK-84 LAB. Nguồn: Sina.

Tuy nhiên, hệ thống GPS được kiểm soát bởi Mỹ và chỉ các đồng minh của Mỹ mới có thể sử dụng mã quân sự GPS để đạt được độ chính xác định vị khoảng 1 mét. Các quốc gia không thuộc đồng minh của Mỹ chỉ có thể sử dụng mã dân sự GPS. Ngoài ra, thiết bị gây nhiễu GPS hiện nay tương đối dễ mua trên thị trường quốc tế, vì vậy vũ khí sử dụng dẫn đường GPS rất dễ bị can thiệp, Nga đã chế tạo ra hệ thống tác chiến điện tử có thể can thiệp vào hoạt động dẫn đường GPS, thậm chí là dẫn đường bằng mã quân sự GPS của Mỹ và đồng minh.

Dẫn đường bằng laser sẽ không bị ảnh hưởng bởi thiết bị gây nhiễu GPS, nhưng nó “nhạy cảm” hơn với mưa và tuyết, đồng thời nó cũng rất dễ thất bại trong điều kiện thời tiết xấu. Ngoài ra, dẫn đường laser yêu cầu nguồn laser để liên tục chiếu xạ mục tiêu. Các quốc gia sản xuất thiết bị quân sự lớn trên thế giới hiện đã có nhiều thiết bị cảnh báo laser và thiết bị đối phó với laser, các thiết bị này sẽ cung cấp khả năng “miễn dịch” với vũ khí dẫn đường bằng laser.

Do đó, theo tình hình thực tế trên chiến trường, sự kết hợp giữa các thành phần dẫn đường GPS/ INS và các thành phần dẫn đường bằng laser sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của cả hai và phát huy tác dụng tối đa của vũ khí.

Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới chế tạo thành công bom dẫn đường thông minh, nổi tiếng nhất đó là Bom tấn công trực diện phối hợp GBU-31 JDAM, đây là loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom. Bộ điều khiển quỹ đạo của bom sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu làm tăng độ chính xác cho bom, sử dụng được trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và có khả năng ném bom tự động.

{keywords}
 Bom tấn công trực diện phối hợp GBU-31 JDAM của Mỹ. Nguồn: Sina.

JDAM được tạo thành bằng cách trang bị bộ phận dẫn đường lên loạt bom Mk-80 thông thường. Do đó, binh lính kỹ thuật mặt đất có thể dễ dàng lắp ráp bom thông thường thành bom dẫn đường cho các nhiệm vụ, ngay tại sân bay chỉ trong 10 phút. Pháp cũng có một loại bom dẫn đường chính xác AASM, được gọi là "phiên bản JDAM của châu Âu". Nó có tầm bắn hơn 50 km và sai số vòng tròn (CEP) là 10 mét.

Trung Quốc cũng đã sở hữu công nghệ để phát triển các sản phẩm tương tự, trong đó điển hình nhất là loạt bom FT (Phi Đằng) được sản xuất bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ, và bom TG (Thiên Qua) của Tập đoàn Công nghiệp Trung Quốc. Hiện, các máy bay chiến đấu và máy bay không người lái của Không quân Trung Quốc đã được trang bị bom dẫn đường này.

Tuy nhiên, Trung Quốc chưa một lần công khai thông tin chi tiết về các loại bom này mà chỉ thông báo Bắc Kinh đã sở hữu bom dẫn đường thông minh. Một số quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiết lộ với giới truyền thông nước này rằng, có khả năng trong tương lai ngắn, Trung Quốc sẽ tiến hành thử nghiệm loại bom này ở Syria thông qua việc hỗ trợ Chính phủ Syria tiêu diệt phiến quân.

Clip Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm bom dẫn đường HGK-84 LAB:

Đức Trí (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !