Tại sao Mỹ và phương Tây ‘run sợ’ trước lực lượng hạt nhân chiến lược Nga?
Lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược Nga đang thể hiện xu hướng phát triển mạnh mẽ bất chấp dịch Covid-19, Mỹ và phương Tây ngày càng “lo sợ” đối với lực lượng này.
Nga – Trung lo lắng khi Mỹ trở lại Thái Bình Dương và ‘lợi hại hơn xưa’
Sau thời gian “tĩnh dưỡng’ vì Covid-19, hàng loạt lực lượng khủng của Mỹ đã trở lại châu Á – Thái Bình Dương để nâng cao khả năng răn đe đối với hành động của Nga và Trung Quốc thời gian qua.
Gần đây, truyền thông Nga đã báo cáo về tình hình và sự phát triển của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Theo phân tích, trong bối cảnh Nga chưa bước vào giai đoạn đỉnh dịch Covid-19, Nga vẫn thể hiện xu hướng phát triển của lực lượng hạt nhân chiến lược với thế giới, điều này không chỉ phản ánh rằng sự sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Nga không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh mà còn thể hiện rõ ràng địa vị của lực lượng hạt nhân trong quá trình xây dựng và phát triển quân đội.
Lực lượng hạt nhân chiến lược Nga đang phát triển mạnh mẽ. Nguồn: 81.cn. |
Thể hiện xu hướng phát triển
Các quan chức hải quân Nga cho rằng, mặc dù dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp ở Nga, nhưng tất cả các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của quân đội Nga đều ở mức sẵn sàng chiến đấu bình thường, đồng thời Nga vẫn triển khai các hoạt động huấn luyện của lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược theo kế hoạch đề ra. Về vũ khí và trang bị, truyền thông Nga tập trung sự chú ý vào tên lửa RSM-56 Bulava (R-30) được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược dự án 955A (Borei-A) mới.
Loại tên lửa đạn đạo 3 tầng nhiên liệu rắn này có thể mang theo từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân, đã được phát triển thành 4 biến thể tùy theo yêu cầu tác chiến, đồng thời đầu đạn cũng có khả năng thay đổi quy đạo khi cơ động ở giai đoạn cuối. Ngoài ra, truyền thông Nga cũng giới thiệu với thế giới về 4 loại tên lửa khác cũng phóng từ tàu ngầm bao gồm cả R-29RMU Sineva, R-29RM Shtil.
RSM-56 Bulava đang thu hút sự chú ý của cả thế giới. Nguồn: 81.cn. |
Lực lượng Hàng không tầm xa của Không quân đã điều động các máy bay ném bom chiến lược tiến hành các chuyến bay tuần tra ở hướng chiến lược phía Tây. Trong đó, 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-22 đã đến Biển Na Uy và Biển Barents; 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đã đến Biển Baltic. Phía Nga tuyên bố rằng, các chuyến bay bình thường của máy bay ném bom chiến lược Nga đã gặp phải sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của NATO.
Quân đội Nga hiện có hơn 70 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95. Trên cơ sở nâng cấp công nghệ liên tục, đã hoàn thành việc lắp đặt tên lửa hành trình mới X-101 và X-102. Tên lửa có tầm bắn 5.000 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường.
Lực lượng tên lửa chiến lược có gần 2/3 đầu đạn và phương tiện mang đầu đạn trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga. Lực lượng này sở hữu hơn 700 bệ phóng và hơn 1.500 đầu đạn hạt nhân. Hiện tại, hai trung đoàn tên lửa với hệ thống tên lửa chiến lược Yars đã đi vào trực chiến, trong khi đó, Sư đoàn tên lửa số 13 ở Orenburg đã được trang bị hệ thống tên lửa vượt siêu thanh Zircon. Gần đây, đơn vị tiếp tục duy trì hoạt động huấn luyện cường độ cao, ngoại trừ việc tiến hành các cuộc diễn tập chống không kích, binh lính của đơn vị này còn được tiến hành đào tạo trực tuyến.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga. Nguồn: 81.cn. |
Đưa ra đường hướng phát triển
Các quan chức hải quân Nga cho biết, số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei sẽ được tăng từ 8 lên thành 10 tàu, đồng thời cũng đẩy nhanh tiến trình thử nghiệm phóng nhiều bệ và hợp nhất tên lửa các tàu ngầm. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei có thể mang theo 16 tên lửa Bulava, trong 2 phút nhanh nhất có thể phóng hàng trăm đầu đạn phân hướng, có ưu thế đột phá phòng thủ chiến lược rõ ràng. Ngoài ra, Quân đội Nga còn “tình cờ” tiết lộ một phần tính năng của tên lửa đạn đạo liên lục địa trên biển Liner, nó có thể được phóng tên lửa từ dưới độ sâu ngoài 55 m và có thể mang theo 9-12 quả bom hạt nhân sức công phá nhỏ.
Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nga Aleksey Krivoruchko cũng đã thông báo về việc phát triển các thiết bị quân sự trên không và vũ trụ. 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-160M bản nâng cấp đã được chuyển giao cho đơn vị hàng không tầm xa vào cuối tháng 4/2020 và 14 chiếc còn lại sẽ được nâng cấp lần lượt. Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 đang được chế tạo sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2021. 6 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS cải tiến sẽ được bổ sung vào cuối năm nay.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS. Nguồn: 81.cn. |
Năm 2021, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS bản "sửa đổi sâu" sẽ thực hiện các chuyến bay chiến lược trên không phận quốc tế. Máy bay tiếp dầu IL-96 mới nhất đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm trong tháng 5/2020 và tổng thể hiệu suất của nó gấp đôi so với máy bay tiếp dầu IL-78 đang hoạt động. Nó sẽ là nguồn cung cấp ổn định cho các nhiệm vụ tầm xa của máy bay ném bom chiến lược.
Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, Thượng tướng Sergei Karakayev cho biết, đến năm 2022, tỷ lệ vũ khí hiện đại của lực lượng này sẽ chiếm 92% và đến năm 2024, nó sẽ đạt 100%. Năm 2020, 3 Trung đoàn tên lửa sẽ hoàn thành việc thay thế tên lửa Yars. Ngoài ra, tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat đã bước vào giai đoạn thử nghiệm mặt đất, lô tên lửa đầu tiên sẽ được trang bị Sư đoàn tên lửa thứ 62 để thay thế tên lửa RS-20V.
Ông cũng tiết lộ rằng, năm 2020, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ tiến hành ít nhất 6 vụ phóng tên lửa chiến lược trên đất liền và có kế hoạch tuyển dụng hơn 3.000 nhân viên quân sự có hợp đồng, trong đó hơn một nửa số nhân viên này sẽ chịu trách nhiệm duy trì hệ thống tên lửa Yars.
Hệ thống tên lửa xuyên lục địa RS-24 Yars của Nga. Nguồn: 81.cn. |
Đảm bảo chỉ huy, khống chế thông suốt
Truyền thông phương Tây nhận xét rằng, xu hướng phát triển ổn định có thể đảm bảo hiệu quả lâu dài của các phương tiện hạt nhân chiến lược và các phương pháp quản lý, khống chế và chỉ huy đáng tin cậy có thể khiến lực lượng này sẵn sàng bất cứ lúc nào. Theo đánh giá, quyền chỉ huy ra quyết định cao nhất của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga thuộc về Tổng thống, hoạt động chỉ huy trực tiếp được tiến hành ở Trung tâm chỉ huy lực lượng hạt nhân chiến lược thuộc Trung tâm chỉ huy phòng thủ quốc gia. Trung tâm này có thể liên lạc với Bộ Tư lệnh Hạm đội Hải quân, Quân đoàn Chiến lược Không quân và Không gian 37, và trụ sở Tổng bộ Tên lửa Chiến lược thông qua nhiều phương thức khác nhau.
Truyền thông Nga cho rằng, mệnh lệnh tấn công hạt nhân có thể được truyền trực tiếp đến đơn vị chiến đấu cuối cùng, mệnh lệnh hạt nhân chiến lược có thể được truyền tới các đơn vị tuyến đầu như đội tên lửa chiến lược trên mặt đất, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm hạt nhân chiến lược chỉ trong vòng 10 giây. Đồng thời, trong trường hợp khẩn cấp, tổng thống có thể nhấn nút hạt nhân trên "vali hạt nhân" để nhanh chóng tiến hành cuộc tấn công chiến lược hoặc quyết định phản công có thể nhanh chóng gửi tới trung tâm chỉ huy lực lượng hạt nhân chiến lược, để đạt được hiệu ứng “chuỗi” chỉ huy khống chế.
Đức Trí (lược dịch)