Hệ thống Pantsir-S1 lập đại công cho Nga khi diệt 32 UAV ở Syria?
Nga vừa sử dụng hệ thống Pantsir-S1 ngăn chặn thành công cuộc không kích quy mô lớn bằng UAV ở Syria, Mỹ đã đưa ra đánh giá sốc về vấn đề này.
Tại sao Mỹ và phương Tây ‘run sợ’ trước lực lượng hạt nhân chiến lược Nga?
Lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược Nga đang thể hiện xu hướng phát triển mạnh mẽ bất chấp dịch Covid-19, Mỹ và phương Tây ngày càng “lo sợ” đối với lực lượng này.
Theo báo cáo ngày 18/5 của Cơ quan Thông tấn Ả Rập Syria (SANA), Nga có kế hoạch sẽ mở rộng căn cứ không quân Hmeymim ở Syria. Hiện tại, căn cứ này có khoảng 30 máy bay chiến đấu cánh cố định và máy bay trực thăng, sau khi mở rộng, nó sẽ có thể chứa ít nhất 50 máy bay, đồng thời sân bay của căn cứ này sẽ đáp ứng yêu cầu hạ cánh của các loại máy bay ném bom chiến lược và máy bay vận tải lớn.
Căn cứ Không quân Hmeymim ở Syria. Nguồn: Sohu. |
Theo chỉ huy của lực lượng Nga tại căn cứ này, đường lăn bánh thứ 4 và 5 và một số nhà chứa máy bay trọng tải lớn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Cấu trúc của các nhà chứa này có thể bảo vệ máy bay khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và giảm các tác động của điều kiện khí hậu khô nóng đối với máy bay.
Cũng theo vị chỉ huy của Nga, việc Moscow mở rộng căn cứ Hmeymim đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các phần tử khủng bố ở Syria và một số quốc gia “tài trợ” lực lượng này. Mới đây, vào tối 18/5 để ngăn chặn hoạt động xây dựng của Nga, các phần tử khủng bố đã sử dụng 32 UAV tấn công cảm tử vào căn cứ Hmeymim.
Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất. Nguồn: Sohu. |
5 hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Moscow bố trí tại đây đã phản công mạnh mẽ bằng một màn “mưa bom bão đạn” và đã đánh chặn thành công tất cả các UAV này. 32 UAV được chia làm 2 đợt, đợt đầu tiên gồm 20 UAV và đã bị hệ thống Pantsir-S1 tiêu diệt khi chúng cách căn cứ này khoảng 30 km. 12 UAV còn lại thì bị tên lửa tầm gần tiêu diệt toàn bộ.
Mỹ cho rằng, thực chất cuộc tấn công này là kịch bản do Nga xây dựng để quảng bá cho hệ thống Pantsir-S1. Hệ thống này cũng là hàng xuất khẩu tương tự S-400 và Su 35. Trong bối cảnh Mỹ quyết định rút các tổ hợp đánh chặn Patriot khỏi Saudi Arabia, Riyadh đang cần một số hệ thống phòng không mới để đảm bảo an ninh trong nước.
Mỹ quyết định rút các tổ hợp Patriot khỏi Saudi Arabia. Nguồn: Sohu. |
Một số hãng truyền thông Mỹ cho rằng, Riyadh đã quyết định trả đũa Mỹ bằng cách xem xét mua sắm một lô lớn lên đến 20 hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất. Trong bối cảnh này, thông tin về việc Pantsir-S1 tiêu diệt 32 UAV ở Syria không khác gì “liều thuốc kích thích” để Saudi Arabia nhanh chóng đưa ra quyết định.
Chuyên gia Nga nhận định, những hệ thống Pantsir-S1 trong thành phần Quân đội Syria có lẽ đã không thể hiện mình quá tốt trong cuộc chiến chống lại tên lửa của Israel, nhưng nó lại cho thấy kết quả cao khi liên tục bắn hạ UAV và tên lửa hành trình của phiến quân tại Syria cũng như UAV của Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya. Khả năng Riyadh sẽ mua số lượng lớn Pantsir-S1 là rất cao.
Trang Avia-pro của Nga thì cho biết, trong vài tháng qua, các hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 đã cho thấy kết quả rất kém trong việc đẩy lùi các cuộc tấn công của tiêm kích Israel. phòng không Syria đang dần chuyển sang sử dụng hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2E thay cho Pantsir-S1 để bảo vệ các mục tiêu trọng yếu ở Damascus. Do vậy, Avia-pro bày tỏ nghi ngờ về khả năng thương vụ được tiến hành, nhất là khi Mỹ có thể áp đặt cấm vận lên Saudi Arabia theo Đạo luật CAATSA.
Đức Trí (lược dịch)