Tàu ‘tàng hình toàn phần’ đầu tiên của Hải quân Nga lộ diện

Nga mới đây đã hé lộ chi tiết về khinh hạm đầu tiên được đóng theo công nghệ tàng hình hoàn chỉnh.

Theo báo cáo của Sputnik, hai nguồn tin từ ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, khinh hạm Mercury thuộc Đề án 20386 mới nhất sẽ là chiếc tàu đầu tiên của Nga được chế tạo theo khái niệm tàu tàng hình hoàn toàn, đồng thời sẽ áp dụng phương thức kiểm nghiệm đặc biệt để đánh giá mức độ tàng hình của con tàu này.

Theo báo cáo, hiện nay, các tàu Nga mới chỉ sử dụng các công nghệ tàng hình riêng lẻ, chẳng hạn như lớp sơn phủ hấp thụ sóng và chưa bao giờ hiện thực hóa khái niệm về một con tàu tàng hình hoàn chỉnh.

{keywords}
Hình ảnh khinh hạm Mercury của Hải quân Nga. Nguồn: Sina.

Một trong những nguồn tin cho biết: “Khinh hạm Mercury sẽ là con tàu đầu tiên của Hải quân Nga sử dụng lớp phủ hấp thụ sóng trên toàn bộ cấu trúc bên ngoài của thân tàu. Theo đánh giá sơ bộ, con tàu dài 100 m này sẽ chỉ tương đương với một con thuyền nhỏ trên màn hình radar".

Ngoài lớp phủ tàng hình, cấu trúc thượng tầng của Mercury cũng có hình dạng đặc biệt giúp giảm thiểu số lượng phần nhô ra và khoảng trống, đồng thời sử dụng nhiều vật liệu composite và lớp phủ đặc biệt.

Một nguồn tin thứ hai đã xác nhận thông tin trên và tiết lộ rằng các cuộc thử nghiệm đặc biệt sẽ được tiến hành đối với hiệu ứng tàng hình của Mercury. Hiện, thân khinh hạm này đã được hoàn thiện hoàn toàn và phần kiến trúc thượng tầng đang được lắp đặt.

Tàu hộ vệ thuộc Đề án 20386 Mercury là tàu thế hệ mới dựa trên đề án 20385, trong đó áp dụng nguyên tắc trang bị vũ khí theo dạng module và khả năng triển khai cả máy bay không người lái. Mercury được khởi công ngày 28/10/2016 với tên gọi “Derzky”. Dự kiến nó được chuyển giao cho hạm đội vào năm 2022.

Lớp tàu hộ vệ này có khả năng tấn công tàu nổi của đối phương bằng tên lửa hành trình, truy tìm và tiêu diệt tàu ngầm, bảo vệ tàu thường và tàu chiến trước các cuộc không kích bằng tên lửa phòng không và bắn pháo yểm trợ cho quân đổ bộ.

Tàu có lượng choán nước 3.400 tấn, chiều dài 109 m, chiều rộng 13 m, tốc độ tối đa có thể lên đến 30 hải lý/giờ. Biên chế thủy thủ đoàn 80 người, quãng đường tối đa mà tàu hộ tống có thể di chuyển mỗi lần nạp nhiên liệu và tích trữ nhu yếu phẩm là 5.000 hải lý.

Phó tổng công trình sư Alexander Dadykin cho biết, con tàu này sử dụng động cơ có 2 turbin khí áp chứa yếu tố của một loại động cơ phát điện thế hệ mới. Turbin này nằm trong một khoang đặc biệt gắn với thân tàu, bao gồm một động cơ điện dự phòng và một chân vịt điều khiển tàu chạy theo mọi hướng. Trong thực tế, điều đó có nghĩa tàu hộ tống có di chuyển về phía trước và lùi lại.

Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestvo của Nga, ông Viktor Murakhovsky, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Zhurnalisticheskaya Pravda về một tính năng khác của tàu hộ tống này - một tổ hợp dẫn bắn đa năng sẽ được đặt trên tàu.

Nhờ đó, nó sẽ có thể sử dụng các tên lửa hành trình thuộc họ Calibre và tên lửa chống hạm thuộc họ TM-55, cũng như sử dụng vũ khí phòng không phổ biến của Hải quân Nga.

Một số nguồn tin cho rằng, Mercury còn được trang bị một cặp tên lửa chống tàu, mỗi cặp có 4 ống phóng và 8 tên lửa. Những vũ khí đó thuộc lớp Zircon, tên lửa siêu thanh hàng đầu thế giới hiện nay, có tầm bắn lên đến 500 km và vận tốc nhanh gấp 8 lần vận tốc âm thanh, tương đương 2,5 km/giây.

Cùng với đó, con tàu cũng được lắp đặt pháo phòng không Redut, tên lửa Igla và súng máy 6 nòng 30mm có thể bắn xuyên thủng giáp của tàu chiến hiện đại. Để chống lại ngư lôi dưới nước, một cặp pháo cỡ nòng lớn 330 mm sẽ được lắp đặt trên tàu. Và đối với hoạt động tập kích ven biển, tàu sẽ sử dụng pháo A-190 cỡ nòng 100 mm, nã liên tục vào bờ biển với khoảng 80 phát đạn pháo/phút.

Ngoài ra, hệ thống điện tử vô tuyến trên tàu Mercury được coi là sự phát triển mới nhất trong số các tàu chiến của những hạm đội hiện có trong biên chế của hải quân của các nước phát triển.

Đặc biệt, con tàu được biên chế trực thăng Ka-27 sử dụng thủy lôi. Đây là tàu chiến đầu tiên của Hải quân Nga được biên chế Ka-27, trực thăng sẽ được che giấu khỏi thiết bị giám sát của kẻ thù, và nếu cần thiết sẽ phóng thẳng trực tiếp thông qua một cầu hàng không đặc biệt để chiến đấu.

Nga tiến hành phương pháp đặc biệt để kiểm tra khả năng của kho vũ khí hạt nhân

Nga tiến hành phương pháp đặc biệt để kiểm tra khả năng của kho vũ khí hạt nhân

Nga đang hoàn tất các công tác chuẩn bị để tiến hành “phương pháp đặc biệt” nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của kho vũ khí hạt nhân.

Đức Trí (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !