Quân đội Nga như ‘hổ mọc thêm cánh’ với ‘Quỷ sa tăng 2’ Sarmat
Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ sở hữu tên lửa mới với sức công phá được cho là mạnh nhất thế giới, hiện chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể ngăn chặn.
Theo báo cáo mới đây của thời báo Izvestia/Nga, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat của Nga sẽ bắt đầu trực sẵn sàng chiến đấu vào năm 2022. Thông tin này cũng đã được Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga Sergey Karakayev chính thức xác nhận.
“Hiện tại, các cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối của hệ thống ICBM Sarmat đang được tiến hành. Dự kiến tên lửa này sẽ được biên chế và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu từ năm 2020”, ông Sergey Karakayev nói trong một cuộc phỏng vấn với Star TV.
ICBM Sarmat của Nga được coi là tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay. Nguồn: Xinhua. |
Ông Karakayev nêu rõ: “Hiện các doanh nghiệp công nghiệp của Nga đang tiếp tục chuẩn bị cho hoạt động thử nghiệm cấp quốc gia đối với hệ thống ICBM Sarmat. Hôm 16/12, Sư đoàn tên lửa Uzur của Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga đã thử nghiệm tên lửa đầu tiên. Chuẩn bị cho việc thay thế. Lô tên lửa đầu tiên dự kiến được đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu vào năm 2022”.
“Sarmat RS-28 sẽ thay thế tên lửa chiến lược nặng nhất thế giới hiện nay của Nga là tên lửa RS-20 (định danh NATO là SS-18 Satan). Kế hoạch này đã được Nga xúc tiến thực hiện từ năm 2011, tên lửa mới của Nga sẽ có thể bay qua Bắc và Nam cực để tấn công các mục tiêu và xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương”, ông cho biết thêm.
ICBM sử dụng nhiên liệu lỏng siêu nặng Sarmat của Nga có tầm bắn 18.000 km, trọng lượng phóng 208,1 tấn, trọng tải (bao gồm cả đầu đạn hạt nhân có thể mang theo) hơn 10 tấn, dài 35,5 mét và đường kính 3 mét. Trước đó, tháng 1/2020, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo rằng, đến năm 2024, lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ được trang bị 100% các hệ thống tên lửa mới.
Lực lượng Tên lửa Nga hiện được trang bị 7 loại hệ thống ICBM, bao gồm tên lửa phóng từ các giếng phóng (silo) trên mặt đất như R-36M Voyevoda (NATO gọi là SS-18 Satan), RS-18, Topol-M (RS-12M), RS-24 Yars; tên lửa phóng từ bệ phóng kiêm xe chở (TEL) gồm Topol-M, Topol và Yars.
Lực lượng tên lửa chiến lược là một binh chủng độc lập và là thành tố trên bộ của Lực lượng hạt nhân chiến lược Liên Bang Nga (gồm 3 thành tố: trên biển (dưới biển), trên không và trên mặt đất).
Theo tuyên bố mới đây nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Xergey Shoigu, gần 95% tiềm lực kiềm chế hạt nhân Nga đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên đảm bảo vững chắc an ninh Liên Bang Nga.
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga có 3 tập đoàn quân, gồm Tập đoàn quân Vladimir, được trang bị các tổ hợp tên lửa “Topol-M” (cố định và cơ động) với các tên lửa RS -12M2, cũng như các tổ hợp “Iars” với các tên lửa RS-24 và các tổ hợp tên lửa RS-18.
Tập đoàn quân Orenburg và Tập đoàn quân Omsk đều sở hữu các tổ hợp tên lửa Topol mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-12 và các tổ hợp Voevoda với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-20V.
Ngoài 3 tập đoàn quân trên, lực lượng tên lửa chiến lược còn có 12 sư đoàn tên lửa trực thuộc: Sư đoàn Bologoev; Sư đoàn Barnaul; Sư đoàn Irkut; Sư đoàn Iosjkar–Olin; Sư đoàn Kozel; Sư đoàn Novosibirsk; Sư đoàn Tachishev; Sư đoàn Tagil; Sư đoàn Teikov; Sư đoàn Uzur; Sư đoàn Iurian; Sư đoàn Iasnhen.
Với việc được trang bị ICBM Sarmat trong tương lai gần với tốc độ và hành trình bay phức tạp, có khả năng chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, lực lượng tên lửa chiến lược Nga thực sự như “hổ mọc thêm cánh”.
Nga chê Mỹ ‘ngây thơ’ khi diễn tập tiêu diệt S-400
Mỹ mới đây đã tiến hành diễn tập phối hợp giữa máy bay F-22 và F-35 để tiêu diệt hệ thống S-400 của Nga, Moscow cho rằng Quân đội Mỹ “quá ngây thơ”.
Đức Trí (lược dịch)