Nga chê Mỹ ‘ngây thơ’ khi diễn tập tiêu diệt S-400

Mỹ mới đây đã tiến hành diễn tập phối hợp giữa máy bay F-22 và F-35 để tiêu diệt hệ thống S-400 của Nga, Moscow cho rằng Quân đội Mỹ “quá ngây thơ”.

Theo báo "Quan điểm" của Nga, gần đây, Không quân Mỹ  đã tiến hành diễn tập mô phỏng tiêu diệt hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. chuyên gia quân sự nổi tiếng, Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Nga, ông Igor Korotchenko cho rằng, cuộc tập trận này là không thực tế và quá tầm thường.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 mô phỏng được đặt trên một chiến trường mở, và các máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ đã tấn công hệ thống này từ mọi hướng, điều này sẽ không bao giờ xảy ra trên chiến trường thực sự.

{keywords}
Trang slide từ bài thuyết trình của Không quân Mỹ về phương án tấn công khí tài đối phương trong cuộc tập trận Emerald Flag. Nguồn: Xinhua.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là một phần của hệ thống phòng thủ tích hợp hàng không vũ trụ của Nga, có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu trên không nào định tấn công Quân đội Nga hoặc xâm nhập Không phận Nga ".

Trước đó, hãng tin "Defense Blog" đưa tin, Không quân Mỹ tổ chức cuộc tập trận mô phỏng mang tên Emerald Flag ở Căn cứ Không quân Eglin, Florida. Khoa mục của cuộc diễn tập này tập trung vào kịch bản 2 tiêm kích F-22 và 6 tiêm kích F-35 dàn thành đội hình, sau khi bắn hạ các máy bay tiêm kích Su-34, đã tiếp cận vị trí của hệ thống S-400 mô phỏng bằng phương pháp bay tàng hình tầm thấp.

Các máy bay tiến hành phóng tên lửa chống bức xạ AGM-88 phá hủy hệ thống mô phỏng. Sau đó, Không quân Mỹ đã điều động một số lượng lớn máy bay chiến đấu tấn công các mục tiêu mặt đất như xe tăng T-72.

Báo cáo cho rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 mô phỏng không có phản ứng trước sự xâm nhập và tấn công của máy bay chiến đấu Mỹ, và các bệ phóng và vũ khí tấn công thế hệ mới của Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong cuộc tập trận.

Trên thực tế, cuộc diễn tập trên đã trở thành phương thức huấn luyện truyền thống của Không quân Mỹ. Dựa vào các phương pháp như mua sắm và bắt chước, Không quân Mỹ đã triển khai các thiết bị đang trong biên chế của Nga như hệ thống tên lửa phòng không S-300, tiêm kích bom Su-34 và xe tăng dòng T trong các bãi tập và trường bắn.

Kịch bản tưởng định được mô phỏng theo chiến thuật và sự phát triển lý luận tác chiến của Quân đội Nga theo từng năm. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 mô phỏng trong cuộc tập trận này được chế tạo trên cơ sở phổ tần số và sửa đổi thông số tác chiến của hệ thống tên lửa phòng không S-300.

Một số thành viên Quân đội Mỹ cho rằng, kết quả của cuộc tập trận lần này có giá trị tham khảo cao. Trên cơ sở đó, Không quân Mỹ sẽ tăng cường nghiên cứu vấn đề tác chiến thâm nhập và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng minh NATO.

Theo phân tích của giới truyền thông, Mỹ đã thể hiện "sự ưu việt trong không chiến chống lại Nga", với ý định hạ uy tín của vũ khí do Nga sản xuất và chia rẽ quan hệ giữa Nga với các nước khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, các sự cố thường xuyên xảy ra gần đây của tàu sân bay, tàu đổ bộ và máy bay chiến đấu của Mỹ đã đặt ra câu hỏi về tình trạng vũ khí của quân đội Mỹ. Việc tiêu diệt hệ thống S-400 mô phỏng trên không có giá trị chứng minh sự ưu việt của vũ khí Mỹ so với vũ khí Nga.

{keywords}
Hệ thống S-400 của Nga. Nguồn: Xinhua.

Vũ khí Nga có tính thực chiến cao cũng đã được khẳng định, đồng minh Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ đã bất chấp các lệnh trừng phạt và từ bỏ F-35 của Mỹ để mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, đây là minh chứng rõ nhất chứng minh sự ưu việt của vũ khí Nga.

Các nhà phân tích cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO lắp đặt các hệ thống phòng không tiên tiến do Nga sản xuất có thể dẫn đến việc rò rỉ thông tin quân sự quan trọng của NATO.

Trước cuộc tập trận, một số chiến lược gia ở Mỹ cho rằng Bộ Quốc phòng Mỹ nên sử dụng các kênh của NATO để tăng cường liên lạc với Thổ Nhĩ Kỳ và sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-400 mà phía Thổ Nhĩ Kỳ có được để nghiên cứu các biện pháp đối phó.

Việc Mỹ “quảng bá” kết quả của cuộc diễn tập trên vào thời điểm này nhằm ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thiết bị do Nga sản xuất, điều này có thể sẽ tác dụng ngược.

Về nội dung cuộc tập trận của Mỹ, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng cuộc tập trận này là "quá mơ mộng" và "chiến tranh không chỉ đơn giản là đặt các quân cờ và tính toán công thức". Phía Nga nêu rõ, là một bộ phận của hệ thống tác chiến, dù đảm nhiệm nhiệm vụ chiến đấu hàng ngày hay triển khai thực tế tại Syria, hệ thống tên lửa phòng không S-400 chưa bao giờ đơn thuần là hệ thống tác chiến độc lập.

Ngược lại, máy bay chiến đấu F-35 có cơ số đạn, khả năng hành trình liên tục và tầm tấn công hạn chế, không thể gây ra bất kỳ mối đe dọa cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 trong thời chiến.

Về khả năng hoạt động của từng hệ thống, phía Nga cho biết, hệ thống tên lửa phòng không S-400 và hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 triển khai gần đây ở Viễn Đông có khả năng phát hiện và xác định máy bay chiến đấu F-22 và máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, đồng thời có bán kính tác chiến gần 400 km.

Cái gọi là thông số và phổ tần số đã được sửa đổi của Mỹ hoàn toàn là tự đánh lừa. Với việc thử nghiệm và lắp đặt hệ thống tên lửa phòng không S-500 vào năm 2021, hệ thống phòng không vũ trụ hoàn chỉnh của Nga sẽ khiến các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ cảm thấy sức ép chưa từng có.

Màn ‘so găng’ thú vị giữa Tomahawk của Mỹ và Zircon của Nga

Màn ‘so găng’ thú vị giữa Tomahawk của Mỹ và Zircon của Nga

Nga và Mỹ vừa có một mà “so găng” thú vị giữa Tomahawk và Zircon khi chúng đều được phóng cùng một ngày.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !