Cựu binh Mỹ cảnh báo Hoa Kỳ không nên 'đùa' với tàu ngầm hạt nhân Nga
Mới đây, một cựu chiến binh Hải quân Hoa Kỳ đã nói về nguy cơ đối đầu với tàu ngầm của Nga.
Top 10 vũ khí đáng kinh ngạc của tương lai
Những tiến bộ khoa học và công nghệ không phải lúc nào cũng dựa trên ý tưởng làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Cụ thể, ông Bradford Dismukes, một cựu chiến binh Hải quân Hoa Kỳ, tác giả cuốn sách “Ngoại giao Hải quân Liên Xô” được đăng trên tạp chí Naval College Review cho rằng, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trên tinh thần của “Chiến tranh Lạnh” đang cân nhắc các biện pháp hiệu quả để đối phó với các tàu ngầm của Nga trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự tiềm ẩn nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tàu ngầm Yuri Dolgoruky thuộc Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga. (Ảnh: RIA) |
Ông Dismukes cho biết, tàu ngầm hạt nhân của Nga là một trong những nhân tố quan trọng trong chính sách ngăn chặn hạt nhân. Do đó, bất kỳ mối đe dọa nào liên quan đến các tàu ngầm này cũng sẽ khiến giới chức Moscow khó chịu và có thể sẽ kích động xung đột hạt nhân.
Cựu chiến binh Hải quân Mỹ cảnh báo: “Trong hầu hết mọi tình huống có thể hình dung được, Mỹ không nên đe dọa các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Nga”.
Cũng theo ông Dismukes, Hải quân Mỹ và các đồng minh nên xem xét lại chiến lược chủ động chống phá tàu ngầm Nga ở ngoài khơi nước Nga.
Trước đó, Trung tướng Glen VanHerck của Mỹ đã đưa ra cảnh báo về thách thức nghiêm trọng mà Mỹ đang phải đối mặt. Tại phiên điều trần của Thượng viện để phê chuẩn ông làm tư lệnh Bộ chỉ huy phương Bắc và Bộ chỉ huy phòng thủ không gian Bắc Mỹ, ông VanHerck thừa nhận các lực lượng của Mỹ hiện khó có thể theo dõi tàu ngầm của Nga.
“Sau hơn 32 năm phục vụ, tôi không nghĩ mình từng thấy một thách thức an ninh quốc gia và chiến lược nào như ngày nay. Nga phát triển các khả năng chiến lược đặc biệt là tàu ngầm. Đây là thách thức đáng kể và đặt ra nguy cơ tên lửa hành trình có thể tấn công đất nước chúng ta”, ông VanHerck cho hay.
Ông VanHerck nói thêm Trung Quốc sẽ làm điều tương tự như Nga trong tương lai không xa khi nước này tiếp tục phát triển khả năng của họ và viễn chinh nhiều hơn. Vị tướng Mỹ đưa ra cảnh báo trên sau khi Đô đốc Nikolai Yevmenov, tư lệnh hải quân Nga hồi tháng 3 cho biết nước này đang tiếp tục chế tạo tàu ngầm thế hệ thứ tư và tham gia phát triển tàu ngầm thế hệ năm với các thông số kỹ thuật tinh vi hơn.
Trước đó, vào tháng 7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố những tàu ngầm hạt nhân sẽ tăng cường sức mạnh chiến đấu cho quân đội Nga. Cần tiếp tục thúc đẩy chương trình mua sắm trang bị quân sự quốc gia để đến năm 2027, tỉ lệ chiến hạm hiện đại trong hải quân tăng lên 70%.
Vào đầu tháng 8, Bộ Tổng tham mưu Nga tuyên bố, nước này sẽ sử dụng sức mạnh hạt nhân trong trường hợp có bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào vào lãnh thổ. Trong trường hợp kẻ địch phóng tên lửa sẽ không thể xác định được đó là vũ khí hạt nhân hay phi hạt nhân, nên bất cứ vụ tấn công nào bằng tên lửa cũng mặc nhiên bị coi là tên lửa hạt nhân, tài liệu “Về các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước Liên bang Nga trong lĩnh vực ngăn chặn hạt nhân” nêu rõ.
Thanh Bình (lược dịch)