Chuyên gia Anh công nhận hiệu quả của các xe tăng Nga
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh mới đây đã phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các xe tăng Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Đặc biệt, các tác giả của tài liệu “Phản ánh kỹ thuật về xe chiến đấu bọc thép của Nga” cho hay, hầu hết các xe tăng Nga đều có lớp giáp bảo vệ phía trước rất tốt cho phép chúng chống lại súng phóng lựu chống tăng cầm tay.
Ngoài ra, góc nghiêng của giáp cũng ảnh hưởng tích cực đến an ninh của xe tăng. Tháp pháo của xe tăng cũng cung cấp mức độ bảo vệ khá cao.
“Xe tăng Nga được bảo vệ khá tốt ở phía trước. Đối với các cuộc giao tranh trực diện và đặc biệt là ở các vị trí phòng thủ nơi xe tăng có thể được chôn dưới đất, chúng có thể đạt hiệu quả cao khi được sử dụng đúng cách. Ngay cả khi hoạt động kém T-72 của Liên Xô vẫn hoạt động tốt trong chiến tranh Iran-Iraq”, các chuyên gia Anh cho biết.
Chuyên gia Anh ‘thừa nhận’ hiệu quả của các xe tăng Nga. (Ảnh: RIA) |
Đồng thời, các xe tăng như T-72B3M của Nga được trang bị pháo 2A46M-5 125 mm có thể bắn các loại đạn tiên tiến có khả năng xuyên giáp 500 mm ở khoảng cách 2 km. Cùng với đó độ chính xác khi bắn của chúng sẽ cao hơn so với xe tăng của Liên Xô.
Trong số những nhược điểm của xe tăng Nga, các chuyên gia Anh cho rằng mức độ phát triển chưa đủ cao của hệ thống điều khiển hỏa lực và ổn định vũ khí để khai hỏa khi đang di chuyển. Họ cũng nhận thấy những thiếu sót là không gian hạn chế bên trong xe và kíp lái, gồm 3 người chứ không phải 4 người như các xe tăng phương Tây.
Theo các tác giả người Anh, điều này có thể gây khó khăn, chẳng hạn như trong việc sửa chữa và giảm nhận thức ở một số tình huống. Nhưng những vấn đề này có thể được khắc phục với sự gắn kết của phi hành đoàn.
Tuy nhiên, các tác giả lưu ý, về nguyên tắc chiếc xe tăng lý tưởng không tồn tại. Giành ưu thế ở một số đặc điểm, nhưng chúng sẽ thua ở những đặc điểm khác. Ngoài ra, còn phụ thuộc nhiều vào chiến thuật và phương pháp sử dụng xe tăng.
“Cần phải tính đến các chiến thuật và học thuyết của Nga, vốn thường nhấn mạnh các hoạt động vũ khí kết hợp sử dụng pháo binh và máy bay. Việc giao quyền cho các cấp quản lý thấp hơn là điều hiếm thấy trong đào tạo của quân đội Nga.
Điều này có nghĩa là các đội hình thiết giáp hoạt động độc lập với các lực lượng hỗ trợ có khả năng làm những việc mà họ không được huấn luyện. Nhìn chung, các phương tiện bọc thép của Nga hoạt động khá hiệu quả. Nhưng điều quan trọng là phải xem xét chúng trong bối cảnh nào”, các chuyên gia Anh nhấn mạnh.
Trước đó, hôm 25/4, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho rằng, lực lượng Nga đã mất khoảng 580 xe tăng từ khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, trong đó chủ yếu là T-72, mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực được sử dụng rộng rãi trong cuộc xung đột.
Trong khi đó, hôm 30/4, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, quân đội Ukraine đã phá hủy hơn 1.000 xe tăng, gần 200 máy bay và gần 2.500 xe thiết giáp của Nga.
Theo ông Zelensky, ước tính sơ bộ thiệt hại của Ukraine từ cuộc xung đột với Nga cho đến nay đã lên tới 600 tỉ USD. Hơn 32 triệu m2 không gian sống, hơn 1.500 cơ sở giáo dục và hơn 350 cơ sở y tế đã bị phá hủy hoặc hư hại. Khoảng 2.500 km đường và gần 300 cây cầu đã bị đổ nát hoặc hư hỏng. Các cơ sở kinh tế của Ukraine cũng bị thiệt hại nặng nề, hàng trăm xí nghiệp bị phá hủy.
Thanh Bình (lược dịch)
Forbes giải thích lý do tên lửa của Ukraine đang ‘thất thế’
Tạp chí Forbes của Mỹ mới đây đã phân tích tình trạng và khả năng của các máy bay chiến đấu Ukraine sau kết quả của 3 tháng diễn ra hoạt động quân sự đặc biệt của Nga.
Đức đang thiếu đạn để ‘bơm’ cho Ukraine?
Theo Military Review, Đức gặp sự cố khi lên kế hoạch chuyển giao pháo phòng không tự hành Gepard 1A2 cho Ukraine.