Cận cảnh quân đội Ukraine ‘khai hỏa’ tên lửa Javelin của Mỹ
Defense Express đưa tin, lần đầu tiên các học viên của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) bắt đầu bắn thực tế vào các mục tiêu từ hệ thống tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất.
Theo Defense Express, các vụ phóng trước đó của các học viên chỉ được thực hiện trên máy bay mô phỏng giả lập. AFU lưu ý rằng bài bắn thực hành là giai đoạn huấn luyện cuối cùng của 30 người sẽ vận hành FGM-148 Javelin.
“Mục tiêu được đặt ở khoảng cách 1.900 mét. Với phạm vi công phá tối đa của tổ hợp này là 2.500 mét. Các học viên, sĩ quan đã cho thấy kết quả tối đa. Mục tiêu bị bắn trúng ngay từ phát đạn đầu tiên”, đại úy Lực lượng vũ trang Ukraine Alexander Kononets cho biết.
Theo AFU, cho đến nay khoảng 100 người vận hành FGM-148 Javelin mới của Mỹ và 8 người hướng dẫn được cấp chứng chỉ đào tạo ở Ukraine. Defense Express cho hay, đến cuối năm 2020, Lực lượng vũ trang Ukraine có 47 bệ phóng và 360 tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin.
Vào tháng 9/2019, tạp chí Popular Mechanics viết rằng với cách sử dụng hợp lý, FGM-148 Javelin do các công ty Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ sản xuất có khả năng tiêu diệt hàng chục xe bọc thép đi từ đông sang tây ở Ukraine.
Hệ thống tên lửa chống tăng Javelin là tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai hiện đại nhất hiện nay, Javelin sử dụng hệ thống chụp ảnh hồng ngoại để phát hiện và khóa mục tiêu xe tăng. Hiện tại, nhiều phiên bản khác nhau của tổ hợp này đang phục vụ cho hơn 20 quốc gia, bao gồm cả các nước cộng hòa Liên Xô cũ (Gruzia, Ukraine, Litva, Estonia).
Javelin là tổ hợp tên lửa hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”. Một khi được phóng đi, “bộ não” của tên lửa sẽ nắm quyền điều khiển để hướng dẫn nhắm trúng mục tiêu. Xạ thủ vận hành Javelin có thể phóng tên lửa và sau đó thu hồi lại, hoặc chuyển sang một mục tiêu khác thay thế.
Tuy vậy nhược điểm lớn của Javelin là yêu cầu xạ thủ phải đứng yên không được di chuyển, liên tục giữ ống kính tập trung theo dõi xe tăng của địch cho đến khi khai hỏa. Điều này thực sự khó khăn do ảnh hưởng của tiếng ồn và sự căng thẳng trong chiến đấu, cũng như hỏa lực của đối phương có thể khiến xạ thủ dễ để mất mục tiêu đã khóa.
Mặc dù được phát triển để đối phó xe tăng Liên Xô, tuy nhiên tên lửa Javelin chỉ bắt đầu xuất hiện trong chiến dịch tấn công Iraq năm 2003. Mỹ không thể đưa quân vào miền bắc Iraq bằng đường bộ, buộc Lầu Năm Góc phải triển khai lính đặc nhiệm để hỗ trợ lực lượng người Kurd.
Hiện, Lực lượng vũ trang Ukraine đang tăng cường huấn luyện sử dụng hệ thống tên lửa vác vai FGM-148 Javelin của Mỹ, kết hợp với tổ hợp tên lửa nội địa Stugna-P để có thể sớm triển khai trên chiến trường.
Những kiểu sơn độc lạ của ‘chim cắt bóng đêm’ F-117
Không nhiều người biết rằng, trước khi “Night hawk” F-117 huyền thoại Mỹ được phủ lớp sơn màu đen “thần thánh” thì đã có nhiều ý tưởng độc lạ được đưa ra.
Thanh Bình (lược dịch)