Nửa thế kỷ đối đầu với Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới, Lực lượng vũ trang cách mạng Cu Ba vẫn đứng vững với nhiều trang thiết bị vũ khí được hoán cải phù hợp điều kiện tác chiến của đảo quốc.
Quân đội Cuba hay có tên gọi đầy đủ là Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba chính thức thành lập năm 1960 gồm các thành phần lục quân, phòng không – không quân, hải quân và dân quân.
Tổng chỉ huy các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba là Chủ tịch Raul Castro, Bộ trưởng các Lực lượng Vũ trang Cách mạng là tướng Leopoldo Cintra Frias.
Quân số thường trực của Quân đội Cuba hiện nay gồm khoảng 85.000 người (theo thống kê năm 2011).
Lực lượng Lục quân Cuba vẫn là thành phần đông đảo nhất trong các thành phần chính cấu thành nên lực lượng vũ trang Cuba. Hầu hết trang bị của lục quân đều xuất xứ từ Liên Xô và một vài nước khác, ngoài ra còn do Cuba thực hiện nâng cấp, cải tiến trang bị.
Lực lượng xe tăng của Cuba hiện duy trì khoảng 500 chiếc gồm các loại: PT-76; T-54/55 và T-62 là loại hiện đại nhất (trong ảnh).
Lực lượng xe bọc thép chở quân/chiến đấu của Cuba gồm khoảng 1.200 chiếc (như loại BMP-1; BRDM-1/2; BTR-152/40/50/60). Tuy nhiên, có thể chỉ còn một phần hoạt động do Cuba không đủ kinh phí duy trì toàn bộ. Điều đặc biệt là dựa trên khung gầm xe bọc thép BTR-60, Cuba đã trang bị một số tháp pháo lấy từ xe tăng T-54/55, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 biến nó thành loại xe chiến đấu mới.
Trong ảnh là tháp pháo xe chiến đấu BMP-1 (pháo chính 73mm và bệ phóng tên lửa chống tăng AT-3) lắp trên khung gầm xe bọc thép chở quân BTR-60.
Xe bọc thép BTR-60 được lắp tháp pháo xe tăng T-54/55 biến nó thành một loại xe tăng bánh lốp.
BTR-60 còn được dùng làm khung gầm lắp đặt pháo phòng không tầm thấp ZU-23-2 cỡ nòng 23mm có thể dùng cho phòng không lục quân.
BTR-60 làm khung gầm cơ sở cho pháo phòng không loại 37mm 2 nòng. Ngay phía sau là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 Osa có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa 15km, độ cao 12km. Ngoài loại này, phòng không Cuba còn có các loại tên lửa tầm thấp 9K31 Strela-1 (tầm bắn 4,2km), 9K35 Strela 10 (tầm bắn 5km); tầm trung 2K12 Kub (tầm bắn 24km); tầm xa S-75 (tầm bắn 45-60km), S-125 (tầm bắn 35km) và tên lửa vác vai.
Tương tự lục quân, Cuba cũng tự cải tiến một số hệ thống tên lửa phòng không, chủ yếu là nâng cao tính cơ động. Trong ảnh là bệ phóng và đạn tên lửa S-75 Dvina lắp trên khung gầm cơ sở xe tăng T-54/55.
Bệ phóng và đạn tên lửa S-125 lắp trên khung gầm cơ sở xe tăng T-54/55.
Trở lại lực lượng pháo binh Cuba, lực lượng này hiện được trang bị khoảng 700 khẩu pháo kéo, pháo tự hành các loại.
Một số khẩu pháo cũng được Cuba tự cải tiến lắp lên khung gầm xe vận tải bánh lốp biến nó thành pháo tự hành. Trong ảnh là khẩu pháo kéo D-30 122mm lắp lên thùng sau xe vận tải bánh lốp cải tiến.
Cuba cũng sở hữu hệ thống pháo phản lực phóng loạt rất phổ biến BM-21 Grad 40 nòng cỡ 122mm.
Cuba cũng có trong tay một số lượng nhỏ tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 120km trở xuống.
Hải quân Cuba là lực lượng nhỏ nhất trong các thành phần Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba với quân số khoảng 3.000 người (gồm cả 500 lính thủy đánh bộ), trang bị khoảng 17-18 tàu các loại.
Chiến hạm lớn nhất của Cuba là chiếc Rio Damuji được trang bị pháo hạm 57mm, 2 tên lửa chống tàu P-15 Termit, pháo 25mm và súng máy. Tuy nhiên, hình dáng con tàu giống với kiểu tàu vận tải hơn là tàu chiến thực thụ. Dường như đây lại là sản phẩm cải tiến của Cuba dựa trên một loại tàu vận tải nào đó, trang bị thêm tên lửa chống tàu.
Hải quân Cuba còn khoảng 6 chiếc tàu tên lửa cao tốc Osa II (4 tên lửa chống tàu P-15 Termit) còn trong trang bị.
Ngoài ra, Cuba còn có 1 tàu săn ngầm lớp Pauk II, tàu quét mìn Sonya, Yevgenya và một số tàu đổ bộ nhỏ.
Sức mạnh không quân Cu Ba
Không quân cùng với Phòng không, Hải quân, Lục quân và Dân quân tự vệ là những bộ phận cấu thành nên Lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba.
Giống như các quốc gia thuộc khối Xã hội chủ nghĩa khác, trong biên chế Không quân Cuba cũng có hình ảnh quen thuộc của những chiếc tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21 Fishbed, ước tính số MiG-21 còn hoạt động được của Cuba vào khoảng 12 chiếc gồm 2 phiên bản MiG-21 bis và MiG-21UM.
Loại máy bay chiến đấu thứ hai của Không quân Cuba là tiêm kích cánh cụp cánh xòe MiG-23 Flogger. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh Cuba đã được Liên Xô viện trợ khoảng 120 chiếc MiG-23 ở các phiên bản MiG-23MF/ MS / MiG-23ML / MiG-23UB, hiện nay số MiG-23 của Cuba còn hoạt động được là 24 chiếc.
Máy bay tiêm kích đánh chặn hiện đại nhất, giữ vai trò chủ lực của Không quân Cuba là những chiếc MiG-29 Fulcrum. Theo các con số thống kê thì Cuba có tất cả 14 chiếc MiG-29 nhưng đang được triển khai chỉ có 3 chiếc MiG-29A và MiG-29UB, đây là thế hệ MiG-29 đời đầu có chi phí hoạt động rất cao và khả năng không chiến tầm xa rất hạn chế.
Trực thăng tấn công chủ lực của Không quân Cuba là 4 chiếc Mi-24D/V, đây là phiên bản Mi-24 Hind thế hệ sau có tính năng chiến đấu cao hơn Mi-24A của Không quân Việt Nam khá nhiều.
Bên cạnh Mi-24, Không quân Cuba còn sở hữu phi đội trực thăng vận tải gồm 10 chiếc Mi-8T và 10 chiếc Mi-8TKV có thể mang vũ khí tham gia yểm trợ hỏa lực cho bộ binh khi cần thiết.
Trong ảnh là chiếc máy bay vận tải hạng nặng IL-76MD của Cuba, mặc dù mang màu sơn như những máy bay dân sự nhưng nó lại được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động quân sự.
Ngoài ra Không quân Cuba còn có 2 chiếc máy bay vận tải hạng nhẹ An-26 Curl đang hoạt động trên tổng số 17 chiếc đã nhận từ Liên Xô.
Máy bay vận tải 2 tầng cánh Antonov An-2 của Cuba, loại "máy bay bà già" này được sử dụng chủ yếu cho hoạt động bay huấn luyện và nhảy dù.
Chiếm số lượng đông đảo nhất trong Không quân Cuba lại là những chiếc máy bay huấn luyện L-39 Albatros do Tiệp Khắc (cũ) sản xuất với khoảng 25 chiếc L-39C đang hoạt động. Loại máy bay huấn luyện này khi cần thiết cũng có thể mang rocket và bom không điều khiển để đảm nhiệm vai trò cường kích tấn công mặt đất.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.