Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Mỹ về thương vụ S-400

Ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, cảnh báo Mỹ về hậu quả của việc gây sức ép đối với thương vụ S-400.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị Mỹ tiến hành phân tích kỹ thuật các tổ hợp S-400 của Nga về khả năng tương thích với vũ khí của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ được biết ở Washington coi thương vụ này một vấn đề chính trị và từ chối thảo luận.

Theo ông Kalin, hai bên có thể giải quyết những vấn đề này thông qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng. “Nhưng các chính trị gia Mỹ phải hiểu những vấn đề này nghiêm trọng như thế nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ đề cập đến mối quan tâm sâu sắc nhất của chúng tôi về an ninh quốc gia. Quyết định mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ không được đưa ra trong một sớm một chiều”, ông Kalin nói.

{keywords}
Việc Ankara mua tổ hợp S-400 của Moscow gây mâu thuẫn với Washington. (Ảnh: RIA)

Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm, nước này vẫn tin tưởng họ có thể có cả tên lửa Patriot của Mỹ và tổ hợp S-400 của Nga. Chỉ là các tổ hợp của Nga sẽ không được tích hợp vào hệ thống NATO.

Ông Kalin lưu ý, Mỹ cho rằng S-400 là mối đe dọa đối với F-35. “Chúng tôi đã tuyên bố hãy cùng nhau xem xét thương vụ này từ quan điểm kỹ thuật. Nhưng Mỹ từ chối và coi đó không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề chính trị. Vậy vấn đề chính trị là gì, là chúng tôi mua vũ khí từ Nga? Chúng ta hãy thảo luận về điều này và các lựa chọn về cách có thể giải quyết cùng nhau”, ông Kalin giải thích.

“Chúng tôi đã có một số điểm bất đồng với Nga, nhưng chúng tôi có thể giải quyết tất cả thông qua đối thoại mang tính xây dựng. Tại sao chúng ta không thể làm điều tương tự với Mỹ?”, ông Kalin nhấn mạnh.

Đồng thời, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo rằng quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có thể hoạt động theo cách thức xây dựng trong những vấn đề mà họ có thể làm giàu cho nhau hoặc ứng phó với những thách thức mà cả hai bên cùng quan tâm. Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí địa chính trị thuận lợi và vị thế tốt trong NATO. Nhưng để một mối quan hệ như vậy hoạt động vì lợi ích của cả hai bên, nó phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Và Thổ Nhĩ Kỳ muốn thấy các hành động cụ thể từ các đồng minh.

Cho đến nay, thay vì đối thoại, Mỹ đã chọn trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì quyết định mua S-400. Đầu tiên, Mỹ chặn cung cấp tiêm kích F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mua trước đó. Tiếp đến, năm 2020, Mỹ bổ sung lệnh trừng phạt vào quan chức quốc phòng và ngành công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, ép nước này từ bỏ S-400. Tuy nhiên, Ankara từ chối nhượng bộ và tiếp tục đàm phán về một lô S-400 bổ sung.

Vào giữa tháng 1/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar xác nhận rằng các bên đang tiếp tục đàm phán về việc cung cấp tổ hợp thứ hai của hệ thống phòng không S-400. Sau đó, đích thân nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố nước này đang thảo luận để mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 thứ 2 của Nga.

Tổ hợp S-400 Triumf (tên mã định danh của NATO: SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. S-400, một phiên bản tên lửa thuộc họ tên lửa tầm cao S-300, là hệ thống phòng không đa năng có tầm bắn xa nhất thế giới cho tới khi hệ thống S-500 ra đời.

Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40-120km với tên lửa 9M96; 250km với tên lửa 48N6; và tới 400km với tên lửa 40N6. S-400 có nhiều khả năng hơn S-300. Nó có thể phát hiện mục tiêu cách xa 600km và cao 40-50km; có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu.

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa quyết không ‘buông tha’ Nord Stream 2

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa quyết không ‘buông tha’ Nord Stream 2

Một số thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã viết thư cho Ngoại trưởng Antony Blinken bày tỏ quan ngại đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden liên quan đến dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2).

Thanh Bình (lược dịch)

Nhiều người lao động Mỹ sợ bị AI thay thế

Khảo sát mới nhất cho thấy, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nơi làm việc. Nhiều người sẵn sàng nhận lương thấp hơn nếu được phép dùng AI.

Foxconn tăng lương, thưởng cho công nhân sản xuất iPhone

Lao động mới ký hợp đồng tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới sẽ được nhận mức lương, thưởng hậu hĩnh.

Cận cảnh máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất

Hãng hàng không China Eastern mới đây đã đưa máy bay chở khách C919 do Trung Quốc sản xuất vào sử dụng và hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên.

31 tỷ phú nhiều tiền hơn cả Bộ Tài chính Mỹ

Tài sản mà 31 tỷ phú nắm giữ hiện nhiều hơn so với khoản tiền mặt 38,8 tỷ USD của Bộ Tài chính Mỹ tính tới cuối ngày 26/5.

Hàn Quốc bắt nữ nghi phạm giết người, phân xác ngay lần đầu gặp mặt

HÀN QUỐC- Cảnh sát đã bắt giữ nữ nghi phạm bị tình nghi giết, và phân xác một phụ nữ ngoài 20 tuổi ngay lần đầu tiên hai người gặp mặt.

Cặp vợ chồng nhẫn tâm để 7 đứa con sống chung với chuột

MỸ - Cảnh sát Mỹ phát hiện điều kiện sống vô cùng tồi tàn trong căn nhà mà một cặp vợ chồng để 7 đứa con ở chung với chuột, và rác thải.

Tỷ phú Mỹ bất ngờ tặng tiền cho 2.500 sinh viên tại lễ tốt nghiệp

Mỗi sinh viên được trao hai phong bì, mỗi cái chứa 500 USD. Trong đó, một phong bì tặng sinh viên, cái còn lại để họ quyên góp cho một tổ chức hoặc cá nhân gặp khó khăn.

Vì sao người giàu có và quyền lực thường mua siêu du thuyền?

Siêu du thuyền là biểu tượng của giàu có và địa vị. Một lý do quan trọng mà những người giàu có và quyền lực sẵn sàng chi tiền mua phương tiện này là nó mang đến không gian cực kỳ riêng tư.

Trung Quốc từ chối yêu cầu của Mỹ tổ chức họp cấp bộ trưởng quốc phòng

Trung Quốc đã từ chối đề xuất của Mỹ về việc tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 20.

Con trai Thủ tướng Nhật Bản từ chức vì 'hành vi không phù hợp'

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, con trai cả của ông sẽ từ chức thư ký vì đã có những hành vi không phù hợp tại dinh thủ tướng vào năm ngoái.

Đang cập nhật dữ liệu !