Quán cà phê Hà Nội “chảnh” không giống ai, khách phải mang bình hoặc về tay không

Một quán cà phê trong con ngõ nhỏ Hạ Hồi ở Hà Nội dù đã mở cửa trở lại từ ngày 21/9 bán cho khách mang về, tuy nhiên điều đặc biệt là quán cà phê này lại chỉ bán cho khách mang theo bình đựng cá nhân.

Trong thời điểm hàng quán chỉ được bán mang về, bán cà phê cho khách đương nhiên là dùng cốc nhựa dùng 1 lần.

Tuy nhiên, có một quán cà phê trong con ngõ nhỏ Hạ Hồi, quận Hoàn Kiếm dù đã mở cửa trở lại từ ngày 21/9 nhưng vẫn tuyên bố “không đủ can đảm" để bán những ly cà phê trong cốc mang đi dùng một lần.

Đây là quán cà phê được giới trẻ sành cà phê và ưa sự yên tĩnh yêu thích, nhất là trong tiết trời thu lãng đãng của Hà Nội. Thay vì chuẩn bị cho khách những ly cà phê đựng trong cốc nhựa dùng một lần, quán chỉ bán cho khách mang theo bình đựng cá nhân. Lý do được đưa ra là để bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ vị nguyên bản của cà phê.

{keywords}
Quán cà phê này mở cửa bán cho khách mang về từ ngày 21/9...

Trong thông báo trên fanpage của mình, quán cà phê này cho biết:

“Chúng tôi không đủ can đảm để đựng cà phê trong cốc mang đi dùng một lần.

Cà phê đựng trong cốc mang đi dùng một lần có vị thật lạ, và chúng tôi thật sự không thích thưởng thức ly cà phê của mình theo cách đó.

Những chiếc cốc dùng một lần, cho dù có được lót PLA (nhựa sinh học có khả năng phân huỷ), nếu không được đưa đến những cơ sở làm phân hữu cơ, thì điều đó cũng trở nên vô nghĩa.

Những chiếc cốc dùng một lần không được xử lý, sẽ là một trong những tác nhân ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Thưởng thức thiếu trọn vẹn, sự lãng phí, rác thải... chỉ để đánh đổi lại sự tiện lợi. Chúng tôi thực sự không đủ can đảm để làm điều đó.

Nếu bạn ghé ACID8 để thưởng thức cà phê trong thời điểm này, vui lòng đem theo bình đựng. Bạn sẽ được giảm 5.000đ trên mỗi ly cà phê đem đi….”

Được biết, đây không phải lần đầu tiên quán đưa ra quy định này, trước đó, trong những lần Hà Nội thực hiện giãn cách, các khách hàng của quán cũng được yêu cầu mang theo bình đựng cá nhân.

{keywords}
...nhưng với yêu cầu là khách phải mang theo bình đựng cá nhân.

Không thể phủ nhận sự tiện dụng của những chiếc cốc nhựa dùng một lần, hầu hết các quán bán đồ uống như cà phê, trà sữa từ nhỏ đến lớn vẫn vô tư sử dụng loại cốc này. Do đó, việc một quán cà phê mạnh dạn đưa ra quy định trên dù có thể ảnh hưởng đến doanh thu nhưng lại nhận được sự đồng tình của khách hàng, những người sẵn sàng thưởng thức một ly cà phê đúng gu mà không góp phần làm tăng lượng rác thải nhựa ra môi trường.

Tại châu Âu, từ tháng 7/2021, ống hút, chai nhựa, cốc cà phê và hộp đựng đồ mang đi làm từ một số vật liệu nhất định bị cấm ở EU. Đặc biệt, các mặt hàng được làm từ polystyrene mở rộng không còn được phép bán.

Theo TS.BS. Phạm Đức Phúc (Đại học Y tế cộng đồng, Điều phối viên của mạng lưới One Health), rác thải nhựa có thể tác động đến hệ miễn dịch, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh và hệ sinh sản của con người ở các mức độ khác nhau thuỳ thuộc vào cách thức tiếp xúc, thời gian phơi nhiễm và sức khoẻ nền của con người.

TS.BS. Phạm Đức Phúc cho hay, hạt vi nhựa có mặt ở hầu hết các nơi, trung bình mỗi người nuốt 50 – 120 nghìn hạt vi nhựa mỗi 3 năm, một số hạt vi nhựa sẽ nằm lại trong cơ thể và gây ra những rủi ro tiềm ẩn về sức khoẻ cho con người.

 Tuân Nguyễn

Cách nhà hàng, quán ăn ở Mỹ, châu Âu mở cửa, sống chung với Covid-19

Cách nhà hàng, quán ăn ở Mỹ, châu Âu mở cửa, sống chung với Covid-19

Người dân Italy bắt buộc phải có “thẻ xanh” để được ngồi ăn trong nhà hàng, quán rượu; New York yêu cầu người dân chứng minh đã tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19 trước khi vào ăn uống, nhân viên cũng được yêu cầu phải tiêm phòng. 

Điện mặt trời mái nhà lâm cảnh ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng’

Điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia. Nếu phát lên lưới thì cũng chỉ được ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng.

Gạo Việt quay đầu giảm giá vẫn đắt nhất thế giới, gạo Thái Lan tăng mạnh

Đang neo ở mức đỉnh, giá gạo Việt xuất khẩu quay đầu giảm sau tin đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan vào đà tăng mạnh, sắp bắt kịp gạo Việt Nam.

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.