'Phi vụ' truyền hình An Viên và cuộc đấu khẩu Phạm Nhật Vũ với bầu Kiên

Truyền hình An Viên của CTCP Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) của Phạm Nhật Vũ ra đời năm 2011, sau đó đổi tên là truyền hình MobiTV, sau đó An Viên lại đổi tên thành VivaTV. Nhắc đến An Viên lại nhớ câu chuyện 'đấu khẩu' giữa Phạm Nhật Vũ và bầu Kiên

Tháng 9/2019, Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) thông báo từ ngày 15/9/2019, hệ thống truyền hình VivaTV sẽ thay thế cho tên gọi cũ MobiTV. Và truyền hình An Viên cũng đổi tên thành VivaTV. Trên góc phải màn hình TV có sử dụng dịch vụ của AVG xuất hiện logo VivaTV khiến người xem tỏ ra tò mò không hiểu chuyện gì đang diễn ra với thương hiệu AVG. 

Sau khi MobiFone công bố mua 95% cổ phần AVG, thương hiệu này đổi tên thành MobiTV vào tháng 4/2016, từng công bố đạt một triệu thuê bao hồi tháng 10/2016.

Tuy nhiên, sau khi cơ quan chức năng công bố thanh tra dự án MobiFone mua AVG, hai bên ký thỏa thuận hủy bỏ, chấm dứt giao dịch. MobiTV cũng được bàn giao lại cho AVG, song đến nay mới đổi tên. 

Giao diện trang chủ VivaTV.

AVG gắn với tên tuổi doanh nhân Phạm Nhật Vũ, người đang bị TAND TP Hà Nội xét xử về tội Đưa hối lộ cho hai cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT và hai cựu lãnh đạo Tổng Công ty Mobifone.

Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972, đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hòa.

Từ năm 2004, ông bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Năm 2008, Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 11/2010. Một năm sau đó, AVG đưa vào khai thác thương mại.

Năm 2012, Phạm Nhật Vũ tạo nên cuộc tranh cãi tưởng chừng không có hồi kết với ông Nguyễn Đức Kiên (Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB) khi AVG được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) ưu ái cho mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League trong suốt.... 20 năm. 

Sau đó, bầu Kiên đăng đàn phản đối hợp đồng kỳ quặc này, đồng thời vận động các ông bầu bóng đá thành lập CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) với mục tiêu giành lại quyền điều hành V-League từ VFF, giành quyền phát sóng V-League với AVG.

Cư sỹ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ đang giới thiệu về thẻ khám bệnh tại Vinmec cho GHPGVN.

Khi đó, bầu Kiên công khai phản đối hợp đồng vô lý này và liên tục chỉ trích cá nhân ông Phạm Nhật Vũ. Ngay sau khi VPF thỏa thuận với VTV về việc phát sóng các trận đấu thuộc V-League, ông Nguyễn Đức Kiên cho biết: "Tôi không biết gì về bản hợp đồng của người khác. Tôi chỉ biết việc của chúng tôi, của VPF. Tôi chỉ làm trong phạm vi và quyền hạn mà công ty VPF được phép. Cái gì liên quan giữa AVG và VFF là chuyện riêng giữa hai bên".

Ông Kiên phớt lờ AVG và nói: "Tôi bảo đảm một điều là VPF sẽ có một hợp đồng bản quyền truyền hình giá trị cao hơn nhiều lần so với hợp đồng đã có".

Khi đó Phạm Nhật Vũ đã có bài viết gửi một số báo với tựa đề “Tôi không tin bầu Kiên”:

“Trở lại với bản quyền bóng đá, kể từ khi anh Kiên nói và khởi động việc thành lập VPF, tôi đã quan sát, đã lắng nghe rất kỹ. Nhưng mãi đến ngày hôm nay tôi vẫn chưa hiểu động cơ và tính mục đích của việc đòi xem lại hợp đồng mà VFF đã ký với AVG. Chưa thấy mối liên quan nào giữa việc xây dựng và phát triển bóng đá (là một trong các mục tiêu của việc thành lập ra VPF) với việc đòi xem xét và lấy lại bản quyền của AVG”.

Tuy nhiên, sau đó ông Phạm Nhật Vũ xuống nước và nói rằng mình là một Phật tử nên không “đôi co” với bầu Kiên. 

"Có nhiều thông tin khác nhau về AVG. Cá nhân tôi không sợ người ta nghĩ xấu hay nghĩ sai về mình. Tôi chỉ sợ cái tâm mình sai, tâm mình xấu thôi" – Phạm Nhật Vũ khi đó được biết đến là Cư sỹ Từ Vân, Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Với vai trò này, ông Vũ từng xuất hiện trước truyền thông để trả lời những vấn đề liên quan đến Giáo hội, như vấn nạn sư giả, giới luật nhà Phật,… đồng thời trao tặng các phần quà Tết cho người nghèo hàng năm.

Ngày 13/4/2019, ông Phạm Nhật Vũ bị khởi tố bắt tạm giam về tội "Đưa hối lộ" quy định tại Khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ông Vũ là người kín tiếng chuyện vợ con, chỉ đến khi phiên tòa diễn ra ngày 17/12 vừa qua công chúng mới biết đến việc ông có một người vợ mang quốc tịch Nga, bà Valerievna. 

Bà Valerievna kể rằng nhiều người đã khuyên ông Vũ rời Việt Nam nhưng ông đã chọn cách ở lại giải quyết những rắc rối do ông gây ra. 

Cho rằng bị cáo Vũ đã tích cực khắc phục hậu quả và thành khẩn khai báo, bà Valerievna mong muốn HĐXX cho bị cáo hưởng khoan hồng đặc biệt.

PV
Từ khóa: AVG Truyền hình An Viên Phạm Nhật Vũ

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.