Phi công Liên Xô đã giúp phi công VN bắn hạ máy bay Mỹ thế nào?
Các phi công tiêm kích Mig-17 và Mig-21 của không quân nhân dân Việt Nam trong cuộc đối đầu lịch sử với không lực Mỹ năm 1972 |
Khác với chuyên gia tên lửa của Liên Xô (cũ) trực tiếp bắn vào các mục tiêu mang biểu tượng không quân Mỹ trên bầu trời Việt Nam, phi công Liên Xô không tham gia chiến đấu trực tiếp với không quân Mỹ.
Họ được giao nhiệm vụ hướng dẫn, đào tạo phi công Việt Nam, và họ đã hoàn thành công việc này một cách xứng đáng.
Những phi công lái máy bay Xô viết trên bầu trời Việt Nam như Nguyễn Văn Cốc, Mai Văn Cường, Nguyễn Văn Bài, phi hành gia tương lai Phạm Tuân và nhiều người khác đã trở thành anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam. Họ đã chiến đấu và bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ.
Pháo đài bay B-52 của không lực Mỹ thi hành chiến dịch ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam năm 1972 |
Việc đào tạo phi công Việt Nam đã được thực hiện theo hai cách. Cách thứ nhất là các học viên phi công theo học tại các trường đào tạo phi công ở Liên Xô, ở Krasnodar chẳng hạn. Cách thứ hai là học ở Việt Nam, với các phi công Liên Xô, những người đã tiến hành bay thử các máy bay được Liên Xô đưa đến Việt Nam. Chương trình đào tạo ở Liên Xô kéo dài trong nhiều năm, còn ở Việt Nam là từ 3 đến 6 tháng.
Phi công chiến đấu với tiêm kích Mig-21 chuẩn bị cho trận đánh |
Khó khăn chính cần phải khắc phục trong việc đào tạo phi công Việt Nam ở Liên Xô và tại Việt Nam là thể chất người Việt khá yếu. Để kiểm soát được máy bay chiến đấu phản lực, phi công cần phải có sức khỏe đặc biệt tốt. Theo hồi ký của trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam khi đó là thượng thướng Vladimir Abramov, những người tương đối khỏe mạnh được lựa chọn và bồi dưỡng bằng khẩu phần ăn đặc biệt giàu năng lượng để tăng cường xương và cơ bắp. Các học viên Việt Nam rất cố gắng và nắm bắt các kỹ năng một cách nhanh chóng, trình độ đào tạo là rất cao.
Không chiến trên bầu trời Bắc Việt: 1 đánh 3
Trong các giai đoạn khác nhau của cuộc chiến tranh, máy bay chiến đấu Việt Nam ít hơn số lượng của không quân Mỹ từ 8-11 lần, nhưng về chất lượng chiến đấu thì cao hơn Mỹ. Nắm vững các kỹ năng chiến thuật của nhóm chiến đấu cơ động, phi công Việt Nam trên máy bay của Liên Xô thường chiến đấu chống lực lượng đối phương đông gấp 3-5 lần. Hiệu quả chiến đấu của không quân Việt Nam là rất cao. Trong giai đoạn từ tháng 8 năm 1964 đến tháng 11 năm 1968, máy bay chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến hành 327 trận và bắn rơi 251 máy bay Mỹ.
Các phi công tiêm kích Mig-17 không quân nhân dân Việt Nam giai đoạn 1972
Chỉ riêng trong năm 1968, phi công Việt Nam đã bắn rơi 44 máy bay Mỹ, 39 chiếc trong số đó bị bắn rơi ngay từ loạt đạn đầu tiên. Trong năm 1972, có 89 máy bay Mỹ bị không quân Việt Nam bắn rơi, tất cả đều bị tiêu diệt ngay từ trận tấn công đầu tiên.
Lực lượng tiêm kích Mig-21 không quân nhân dân Việt Nam chuẩn bị xuất kích đánh trả không lực Mỹ trong trận chiến "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" |
Và phải nói thêm rằng mỗi phi công Việt Nam có ít nhất 450 giờ bay, ít hơn rất nhiều so với không quân Mỹ. Trong tất cả những năm chiến tranh phá hoại của Mỹ, các phi công Việt Nam đã tiêu diệt 350 máy bay địch. Không quân Việt Nam tổn thất 145 máy bay, 70 phi công hy sinh.
Trung bình, trong những năm chiến tranh, mỗi máy bay Việt Nam tổn thất khi tiêu diệt 2,3 máy bay Mỹ. Trong một số giai đoạn chiến sự, chỉ số này thậm chí còn cao hơn. Tháng 11 năm 1967, có 27 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong khi phía Việt Nam mất 4 máy bay.
Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi tên những phi công anh hùng như Nguyễn Văn Cốc, người bắn rơi 9 máy bay Mỹ, Mai Văn Cương và và Nguyễn Hồng Nhị — bắn rơi 8 chiếc, Nguyễn Văn Bài, Nguyễn Văn Bảy — bắn rơi 7 chiếc. Trong khi đó, một trong những phi công Mỹ hiệu quả nhất là de Beliveau chỉ có sáu trận thắng trên không. Tất cả các trường đào tạo phi công của Liên Xô, nơi huấn luyện các phi công Việt Nam và hầu hết các chuyên gia Liên Xô đã hướng dẫn họ ở Việt Nam đều được Việt Nam trao giải thưởng nhà nước.
Mật lệnh đặc biệt cho phi công huấn luyện!
Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, viện trợ quân sự quy mô lớn của Liên Xô (cũ) cho nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã bắt đầu vào tháng Hai năm 1965
Liên Xô đã gửi tới Việt Nam các máy bay tiêm kích ném bom Su-17, máy bay ném bom IL-28, máy bay vận tải IL-14 và LI-2. Nổi tiếng nhất trên bầu trời Việt Nam là MiG-17 và MiG-21. Chiến đấu cơ MiG-17 lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ chiến đấu vào tháng Tư năm 1965, và MiG-21 – vào tháng Ba năm 1966. MiG-17 đạt được kết quả lớn nhất ở độ cao dưới 3 km, còn máy bay MiG-21 — ở độ cao từ 2 đến 9 km.
Các chiến đấu cơ này đã được vận chuyển đến Việt Nam bằng các máy bay vận tải quân sự An-12 và AN-22. Trọng tải của An-12 dùng để vận chuyển một chiếc phi cơ tiêm kích, còn AN-22 có trọng tải lớn hơn và có thể chuyên chở hai chiếc MiG-21 được tháo rời một nửa. Nếu nói về Mig-17, thì các máy bay này đã được tháo rời hoàn toàn để vận chuyển trong container. Các máy bay ném bom Su-17 cũng được vận chuyển trong container. Phương pháp này giao hàng cho Việt Nam có mấy nguyên nhân. Tuổi thọ của máy bay có hạn chế, và chuyến bay dài từ Liên Xô đến Việt Nam làm giảm đáng kể tuổi thọ của phi cơ chiến đấu (hành trình ngắn nhất là bay qua hoặc chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc đã không được thực hiện vì một số lý do bảo mật).
Các máy bay của Liên Xô khi tới nơi đã được lắp ráp tại sân bay quân sự Nội Bài, nơi hiện nay là sân bay quốc tế của Hà Nội. Sau khi lắp ráp máy bay, các phi công Liên Xô đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Sau khi kiểm tra hệ thống máy móc của chiếc máy bay hoạt động bình thường, trong buồng lái hiện diện hai người: chuyên gia quân sự Liên Xô và phi công Việt Nam.
Nếu trong thời gian phi cơ chiến đấu đang tập luyện trên bầu trời xuất hiện những đội máy bay Mỹ, thì các phi cơ mà trong buồng lái có phi công Liên Xô ngay lập phải hạ cánh. "Dưới bất kỳ hoàn cảnh không được tham gia trực tiếp vào cuộc không chiến với người Mỹ!" — Đó là mệnh lệnh nghiêm ngặt của Matxcơva. Và các chuyên gia Liên Xô đã tuân thủ nghiêm ngặt mệnh lệnh trên. Chỉ có một lần, theo lời kể của Thiếu tướng Không quân Evgeny Polivayko, mệnh lệnh này gần như bị vi phạm.
Vào năm 1967, Mỹ đã xác định tọa độ của phi trường, nơi bố trí các máy bay Liên Xô và huấn luyện đào tạo các phi công Việt Nam, rồi không quân Hoa Kỳ đã không kích vào sân bay này. Những loạt pháo chí mạng từ mặt đất Việt Nam bắn lên đáp trả máy bay Mỹ. Đường băng của phi trường gần như bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại một lăn rất hẹp. Mặc dù có nguy cơ lớn, nhưng vẫn có thể cất cánh được. Không ai trong số các phi công Việt Nam mới được đào tạo có thể thực hiện được động thái này. Để cất cánh trong tình huống phức tạp như vậy phải có kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm dài. Thiếu tướng Evgeny Polivayko hồi tưởng lại, các phi công Liên Xô đã “cầu xin” Trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô cho phép họ giúp cho đơn vị tên lửa đánh đuổi các chiếc "Phantom" Mỹ ra khỏi sân bay. Trưởng nhóm chuyên gia quân sự đã hướng tới đại sứ Liên Xô tại Việt Nam. Ông đại sứ ngay lập tức liên lạc với Matxcơva và chuyển đến sân bay câu trả lời: "Cuộc bay chiến đấu bị nghiêm cấm". Như vậy, khác với các chuyên gia tên lửa của Liên Xô, mà trong những năm 1965 —1966 đã trực tiếp bắn vào các mục tiêu trên không thuộc lực lượng không quân Mỹ, thì các phi công Liên Xô không tham gia trực tiếp vào cuộc không chiến với Mỹ. Nhiệm vụ của họ là huấn luyện đào tạo phi công Việt Nam. Và họ đã thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Theo vn.sputniknews.com