Phát triển ngành nước mắm bền vững, đưa nước mắm Việt vươn ra thế giới

 

Bảo đảm nguồn nguyên liệu duy trì chuỗi sản xuất, chế biến nước mắm là yếu tố tiên quyết để ngành sản xuất nước mắm ngày càng phát triển bền vững.

{keywords}
Làng mắm Cát Hải (Hải Phòng).

Đó là ý kiến được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo “Bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững ngành sản xuất nước mắm ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội ngày 15/12/2021 do Hiệp hội Nước mắm Việt Nam phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Nguồn nguyên liệu cá để sản xuất nước mắm là rất lớn nhưng đang có dấu hiệu suy giảm. Vì thế, sản xuất nước mắm, hoạt động khai thác cần phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị: “Hiệp hội nước mắm Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản, cùng các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và đại diện các doanh nghiệp đánh giá kỹ nguồn lợi và các biện pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu cá làm nước mắm ở Việt Nam; thực trạng, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp, chính sách cụ thể, khả thi để cùng nhau phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả nhằm khai thác bền vững, nguồn lợi hải sản, cho chuỗi sản phẩm nước mắm Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế”.

Các báo cáo, tham luận tại hội thảo đều nhận được các ý kiến thảo luận trực tiếp và trực tuyến nhằm xây dựng ngành sản xuất nước mắm Việt Nam ngày càng phát triển, sản phẩm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu khó tính, từ đó khẳng định vị thế của nước mắm Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Theo ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS), Hội Nghề cá Việt Nam, thuỷ sản là một trong ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, chiếm 4-5% GDP và chiếm 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Ngành thủy sản hiện đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 8,5 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho trên 4 triệu lao động.

{keywords}
Đánh bắt cá làm nguyên liệu sản xuất nước mắm tại Phú Quốc.

Trong đó, sản xuất nước mắm Việt Nam Việt Nam thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục,...). Theo thống kê Việt Nam hiện có 783 cơ sở sản xuất nước mắm với 1.500 hộ nông dân tham gia, mỗi năm sản xuất khoảng 250 triệu lít nước mắm. Trong đó, 35 cơ sở sản xuất nước mắm xuất khẩu sang 20 thị trường.

Tổng giá trị ngành nước mắm đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/năm với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 13%.

Theo ông Đinh Xuân Lập, khoảng 90% nước mắm làm từ cá biển nhỏ ven bờ. Hầu hết các nhóm tàu và loại nghề cá đều tham gia khai thác cá cho sản xuất nước mắm.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu và phát triển nghề nước mắm bền vững, ông Đinh Xuân Lập kiến nghị cần thiết lập các mô hình quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng, hướng tới khai thác bền vững nguồn lợi thuỷ sản cho sản xuất nước mắm, lấy nền tảng là các chi hội nghề cá. Tăng cường liên kết với các Hiệp hội nước mắm để thúc đẩy việc phát triển ngành hàng nước mắm và đưa nước mắm Việt ra thế giới.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Thuỷ sản và thực hành IUU, Luật An toàn thực phẩm và các văn bản dưới Luật (Phối hợp giữa cơ quan nhà nước – VINAFIS - VFS).

Thúc đẩy các liên kết chuỗi – chuỗi giá trị giữa khối tàu cá – thu mua – DN sản xuất, chế biến nước mắm. Tại các khối tàu cá tổ chức theo hình thức nghiệp đoàn hoặc chi hội nghề cá.

Nâng cấp tàu thuyền và trang thiết bị, lưới... hướng tới khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ xa bờ, để bảo đảm nguyên liệu cho chuỗi sản xuất nước mắm.

Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm thuỷ sản trên tàu cá nhằm hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nước mắm.

Áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tiến tới áp dụng truy xuất điện tử đối với sản phẩm thủy sản nói chung và nước mắm nói riêng.

Tuân Nguyễn

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !