Phát hiện ra cây lâu đời nhất thế giới
Một cây tùng bách mới phát hiện ở Chile ước tính khoảng 5.484 năm tuổi, và được cho là cây lâu đời nhất thế giới.
Một cây tùng bách Patagonian (Fitzroya), còn được gọi là Alerce Milenario ở Vườn quốc gia Alerce Costero của Chile, với thân cây dày 4 mét được biết đến với cái tên Great Grand ở Chile có thể là cây sống lâu đời nhất thế giới, đánh bại kỷ lục hiện tại với khoảng cách hơn 600 năm. Nhà khoa học người Chile Jonathan Barichivich lập luận rằng cây này có thể có tuổi thọ 5.484 năm.
Cây Barichivich, người làm việc tại Phòng thí nghiệm Khoa học Môi trường và Khí hậu ở Paris, đã sử dụng kết hợp các mô hình máy tính và các phương pháp truyền thống để tính tuổi của cây.
Phát hiện ra cây lâu đời nhất thế giới. |
Dựa trên những ước tính của ông, Great Grandfather sẽ già hơn Methuselah, một loài thông lông cứng ở California đang giữ kỷ lục về cây cổ thụ nhất với 4.853 năm tuổi.
Phát hiện này vẫn chưa được công bố trên tạp chí khoa học chính thức, vì Barichivich chưa đếm đầy đủ các vòng phát triển của cây - điều mà nhà khoa học hy vọng sẽ làm được trong những tháng tới.
Harald Bugmann, một nhà nghiên cứu tại ETH Zürich, nói rằng ông “hoàn toàn tin tưởng” vào phân tích của Barichivich và đây là “một cách tiếp cận rất thông minh”.
Cây bách Patagonian có nguồn gốc từ Chile và Argentina và thuộc cùng họ với cây Sequoias và cây gỗ đỏ khổng lồ. Chúng phát triển chậm và có thể đạt chiều cao lên đến 45 mét. Nó đã được công nhận là di tích quốc gia ở Chile. Tuy nhiên, nó đã bị khai thác quá mức do gỗ cây này có giá trị cao, cũng như do cháy rừng và thay đổi mục đích sử dụng đất.
Hạ Thảo (lược dịch)
Đi tìm bạn tình, sư tử đực bị 'hội anh em' bao vây tấn công tới tấp
Sư tử đực Jack bị hội anh em của một con sư tử cái bao vây ngay khi xuất hiện và tấn công không cho cơ hội phản đòn.
Khu lò gốm men ngọc 1.900 năm tuổi được tìm thấy ở Hồ Nam - Trung Quốc
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một khu lò nung men ngọc có từ thời Đông Hán (25-220) tại một ngôi làng ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc.