Phan Thị Kim Phúc - “Em bé Naplm" giờ ra sao?

Bà Kim Phúc - nhân vật trong bức ảnh "Em bé Napalm" tác phẩm từng gây chấn động thế giới - hiện đang sinh sống tại Canada và đã lên chức bà nội của 4 cháu. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những ngày tháng cũ vẫn vẹn nguyên.

Sau hàng trăm lần chữa trị, những vết sẹo trên cơ thể “Em bé Naplm” đã đỡ phần nhiều, nhưng khi bà Phan Thị Kim Phúc (nhân vật trong bức ảnh “Em bé Naplm”) vén áo lên, đập vào mắt người đối diện vẫn là những vết sẹo chồng sẹo trên những mảng da lồi lõm.

“Đó mới chỉ là phần tay thôi, sau lưng thì khủng khiếp hơn nhiều”, bà Kim Phúc rưng rưng nói tại sự kiện “Nick Út - Em bé Napalm: Gặp gỡ 50 năm (1972-2022)" tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam tối 31/10.

Hiện bà Kim Phúc đang sinh sống tại Canada và đã lên chức bà nội của 4 cháu, nhưng ký ức về những ngày tháng cũ vẫn vẹn nguyên.

Bà cho biết đã đồng hành cùng tác giả ở nhiều nước trên thế giới nhằm kêu gọi hoà bình, nhưng đây là lần đầu tiên bà và tác giả bức ảnh -  Nick Út gặp nhau tại Hà Nội.

 "Em bé Napalm" cùng tác giả Nick Út tại gian trưng bày bức ảnh tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

"Là một nhân vật trong một bức ảnh nổi tiếng không phải dễ. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy bức hình ấy là sau 14 tháng nằm ở bệnh viện. Tôi không thích bức ảnh đó vì tôi rất xấu xí.

Tôi cũng từng nghĩ, với vết sẹo loang lổ trên cơ thể, mình sẽ không thể có người yêu, không thể kết hôn.

Sau khi từ bệnh viện về, tôi đã có giấc mơ lớn sẽ trở thành bác sĩ. Tôi đã cố học để đạt được ước mơ, tiếc là điều đó không thành sự thật. Đến giờ tôi vẫn ao ước, giữ vẹn nguyên giấc mơ đó.

Sau này bức ảnh có sức lan toả mạnh mẽ, tôi cũng lập gia đình, và khi có con thì nhận thức của tôi đã thay đổi. Tôi không còn “ghét” bức ảnh ấy nữa.  Tôi biết ơn chú Nick Út vì hành động cứu giúp tôi trong khoảnh khắc đó và bức ảnh ông chụp. Tôi đã không thể giúp được người khác với vai trò bác sĩ nhưng vẫn thấy hạnh phúc vì giúp được người khác qua bức ảnh mang thông điệp tình yêu, hy vọng và tha thứ" - bà Kim Phúc xúc động chia sẻ.

“Tôi nợ chú”, bà Kim Phúc nói, giọng nghẹn lại khi nói về Nick Út. Bà Phúc cho biết thêm, từ lâu bà đã coi ông như một người chú thân thiết.

Bà Kim Phúc, nhiếp ảnh gia Nick Út (2 người ngồi giữa) và bà Kim Hoa (Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam).

Cũng trong trạng thái xúc động, nhà báo Nick Út, tác giả bức ảnh "Em bé Napalm" cho biết, ông rất hạnh phúc vì bức ảnh không chỉ có sức ảnh hưởng lớn trong chiến tranh mà còn có giá trị đến hôm nay, vẫn tiếp tục xuất hiện trong nhiều cuộc biểu tình trên thế giới, như một biểu tượng chống chiến tranh.

Nhà báo kỳ cựu nhớ lại thời điểm cách đây đã 50 năm, sau khi ông ghi lại khoảnh khắc kinh hoàng ấy.

"Tôi luôn nhớ hình ảnh của bé Kim Phúc khi ấy. Lúc đó tôi vừa chụp vừa khóc. Khi các lực lượng  bỏ đi hết, chỉ còn lại Kim Phúc, anh trai và người thân của cô bé gào khóc. Tôi đã không thể đi và quyết định đưa Phúc cùng người nhà đến bệnh viện Củ Chi. Ngồi trên ô tô chạy khoảng 30 phút đến nơi, giữ bé Kim Phúc trên tay, tôi cứ nghĩ cô bé sẽ không thể qua khỏi" - nhà báo Nick Út hồi tưởng. Ông cho biết, sau này khi biết Kim Phúc còn sống, ông rất mừng và luôn coi cô bé là con.

Nhà báo Nick Út tên thật là Huỳnh Công Út (SN 1951) là phóng viên ảnh cho hãng thông tấn Associated Press (AP) của Mỹ. Ở độ tuổi 20, Nick Út là phóng viên ảnh chiến trường của AP tác nghiệp tại chiến tranh Việt Nam.

"Em bé Napalm" - bức ảnh chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972 về bé Phan Thị Kim Phúc và những bé khác đang gào khóc, chạy ra đường dưới trận bom napalm tại Trảng Bàng, Tây Ninh.

Lần đầu tiên, nhân vật và tác giả bức ảnh ''Em bé Napalm'' gặp lại nhau sau 50 năm tại Thủ đô Hà Nội.

Tác phẩm đã mang đến cho Nick Út giải Pulitzer và tờ New Statesman bình chọn là bức ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại. Đây là bức ảnh làm thay đổi cuộc đời ông và Kim Phúc, đồng thời góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Được biết, trong lần trở lại này, nhà báo Nick Út đã hiến tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam một số hiện vật ông đã sử dụng trong quá trình tác nghiệp những năm 1970, trong đó có chiếc bi đông nước ông dùng để làm dịu vết thương của Kim Phúc.

Trước đó, vào tháng 6/2018, nhiếp ảnh gia Nick Út đã trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam 2 chiếc máy ảnh, 52 tài liệu ảnh gốc do ông chụp tại chiến trường Việt Nam và một số bức ảnh tác giả chụp tại Việt Nam sau năm 1975.

Hiện nay, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, bức ảnh "Em bé Napalm" được trưng bày trang trọng cùng với câu chuyện xúc động khi nhà báo Nick Út đưa bé Kim Phúc lúc đó mới 9 tuổi vào bệnh viện và em đã được cứu sống. 50 năm qua là hành trình Kim Phúc chữa lành những vết thương chằng chịt trên da thịt.

N. Huyền 

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Hà Nội nghiên cứu phương án cho thuê vỉa hè theo giờ

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cho thuê, thu phí vỉa hè theo giờ, đồng thời bố trí điểm đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !