Nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh

Theo ông Dan Smith, Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân trên thế giới đã đạt mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Báo cáo của SIPRI cho rằng Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, cũng như Israel và Triều Tiên tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân.

“Bất chấp một số tiến bộ quan trọng trong việc kiểm soát và giải trừ vũ khí hạt nhân, nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân đã đạt mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh”, ông Smith cho biết.

Theo dự báo của các chuyên gia, kho dự trữ vũ khí hạt nhân sẽ ngày càng lớn trong thập kỷ tới. Dự kiến, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, số lượng đầu đạn hạt nhân trên thế giới có thể sớm bắt đầu tăng lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh.

{keywords}
Nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. (Ảnh: Depositphotos)

SIPRI cho hay: “Mặc dù tổng số vũ khí hạt nhân giảm nhẹ trong khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022, nhưng con số này có thể sẽ tăng lên trong thập kỷ tới”.

Ông Wilfred Wan, Giám đốc Chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của SIPRI lưu ý, tất cả quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đều đang gia tăng hoặc nâng cấp kho vũ khí, đồng thời tăng cường luận điệu về hạt nhân và vai trò của vũ khí hạt nhân trong các chiến lược quân sự. “Đây là một xu hướng rất đáng lo ngại”, ông Wan nói.

Theo SIPRI, Nga hiện có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới với tổng số 5.977 đầu đạn, nhiều hơn Mỹ khoảng 550 đầu đạn. Hai nước sở hữu hơn 90% đầu đạn của thế giới. Trong khi Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn mở rộng kho vũ khí hạt nhân, với hơn 300 hầm chứa tên lửa mới.

Các nhà phân tích ước tính, số lượng đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu đã giảm từ 13.080 vào tháng 1/2021 xuống còn 12.705 vào tháng 1/2022. Ước tính có khoảng 3.732 đầu đạn được triển khai cùng tên lửa và máy bay, và khoảng 2.000 đầu đạn được đặt ở trạng thái sẵn sàng cao, chủ yếu thuộc về Nga và Mỹ.

Mới đây, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin cho hay, ý tưởng cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine trong bối cảnh xung đột giữa Kiev và Moscow đang diễn ra có thể gây ra “xung đột hạt nhân ở trung tâm châu Âu”.

Theo đó, đây là lời đáp trả của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga cho những phát biểu của thành viên Nghị viện Châu Âu người Ba Lan Radoslaw Sikorski, một cựu ngoại trưởng. Ông này nói rằng, “phương Tây có quyền gửi vũ khí hạt nhân cho Ukraine”.

“Châu Âu sẽ gặp phải những rắc rối nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì họ đã phải đối mặt ngày nay - tị nạn, lạm phát kỷ lục, khủng hoảng năng lượng”, ông Volodin cho biết.

Ông Volodin cho rằng: “Ông Sikorski đang xúi giục một cuộc xung đột hạt nhân ở châu Âu. Ông ấy không nghĩ về tương lai của Ukraine hay Ba Lan. Nếu đề xuất của ông ấy thành hiện thực, những quốc gia này sẽ biến mất, cùng với toàn bộ châu Âu”.

Thanh Bình (lược dịch)

Tây Ban Nha ‘phải xin lỗi’ Đức vì kế hoạch cung cấp xe tăng cho Kiev

Tây Ban Nha ‘phải xin lỗi’ Đức vì kế hoạch cung cấp xe tăng cho Kiev

Theo Business Insider, Madrid đã xin lỗi các nhà chức trách Đức “vì sự phấn khích quá mức” trước thông tin về việc Tây Ban Nha cố gắng cung cấp xe tăng chiến đấu Leopard 2A4 do Đức sản xuất tới Ukraine.

Chuyên gia tiết lộ vai trò quyết định của pháo binh trong cuộc xung đột ở Donbass

Chuyên gia tiết lộ vai trò quyết định của pháo binh trong cuộc xung đột ở Donbass

Chia sẻ với Izvestia, chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin, cho biết sự xuất hiện của các hệ thống pháo 155 mm sẽ tăng cường sức mạnh cho các đội vũ trang của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !