Phân lô, bán nền vẫn ‘âm ỉ’, nhiều địa phương siết chặt trong khi chờ ‘thuốc đặc trị’

Nhiều địa phương đang rốt ráo trong việc siết chặt quản lý đất đai, ngăn chặn phân lô bán nền. Nhưng thay vì không quản được thì cấm, nên chăng cần có một liều “thuốc đặc trị”?

Việc phân lô bán nền đã trở thành ‘gà đẻ trứng vàng’ cho đối tượng đầu cơ trong những cơn sốt đất xảy ra những năm qua. Tình trạng phân lô bán nền đã phát sinh nhiều hệ lụy, diễn biến phức tạp, vi phạm các quy định về quản lý đất đai ở một số địa phương.

Đơn cử như ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã có nhiều chiêu trò “hiến đất” làm đường giao thông để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở rồi phân lô, bán nền.

Theo chuyên gia, việc siết chặt phân lô, tách thửa chỉ là biện pháp tình thế, ngắn hạn... (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo mới đây của UBND huyện Cam Lâm, đã có gần 30 trường hợp xây dựng nhà ở, khu nhà cho thuê trọ, quán cà phê… ở những nơi “hiến đất” làm đường để phân lô, bán nền trên địa bàn thị trấn Cam Đức, các xã Cam Thành Bắc, Cam Hải Tây, Suối Cát và Suối Tân.

Việc phân lô bán nền vẫn ‘âm ỉ’ có lẽ là lý do khiến Bộ Tài nguyên và Môi trường phải ban hành “tối hậu thư” đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Theo đó, Bộ này yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm các trường hợp san lấp để phân lô, bán nền, xây dựng trái luật trên đất nông nghiệp.

Nhiều địa phương sau đó cũng đã vào cuộc để siết chặt vấn đề phân lô bán nền trong khi chờ có ‘thuốc đặc trị’. Mới đây nhất, UBND TP. Nha Trang cũng đã có ‘lệnh’ tạm dừng việc tách thửa cho đến khi quyết định quy định tách thửa mới được ban hành, làm cơ sở thống nhất việc thực hiện chính sách đất đai trên địa bàn tỉnh.

Hay tại Đồng Nai, bắt đầu từ tháng 10 tới các diện tích đất nông nghiệp tối thiểu được tách thửa ở nông thôn đều điều chỉnh tăng từ 1.000 m2 lên 2.000 m2. Điều này nhằm hạn chế được tình trạng “xé nhỏ” đất nông nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu UBND huyện Tư Nghĩa nhanh chóng kiểm tra, kiểm soát, xử lý để ngăn chặn tình trạng mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa, phân lô bán nền.

Tương tự, để khắc phục tình trạng tách một thửa đất thành nhiều thửa để lợi dụng hợp thức hóa, chuyển mục đích sang đất ở; chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật; “cò đất” đầu cơ mua đi bán lại gây “sốt ảo”; “thổi giá” làm cho giá đất không đúng với giá đất phổ biến trên thị trường…

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa đất theo đúng quy định; xử lý đối với các trường hợp lợi dụng việc phân lô, tách thửa để chuyển nhượng và xây dựng nhà ở trái phép…

Hay tại Thái Nguyên, cũng đã có những động thái ‘siết’ chặt tình trạng phân lô bán nền bằng các quy định thay đổi về thửa đất. Cụ thể, đối với trường hợp thửa đất trước khi tách thửa tại các địa phương thuộc thành phố, thị xã phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn 2.000m2; khu vực các huyện mà đất trước khi tách phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn 5.000m2.

Trước đó, tại dự thảo quy định "Điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn TP.Hà Nội”, UBND TP Hà Nội cũng đề xuất nâng diện tích tách thửa lên tối thiểu 40m2 ở 9 quận, thị xã trung tâm.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, việc siết chặt phân lô, tách thửa chỉ là biện pháp tình thế, ngắn hạn để kiểm soát tình hình và không nên lạm dụng mệnh lệnh hành chính trong quản lý nhà nước. Như vậy là tư duy không quản được thì cấm. 

Theo ông Đính, về lâu dài, ở mỗi địa phương cần thiết phải làm tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tầm nhìn dài hạn rồi công khai để người dân biết. Việc sử dụng đất vào mục đích nhà ở, bất động sản công nghiệp, du lịch, dịch vụ… cần đưa vào kế hoạch, quy hoạch dài hạn, có dự án bài bản để tạo ra sản phẩm bất động sản chính thống thay vì hàng lậu.

Các chuyên gia cho rằng, Luật Đất đai (sửa đổi) khi hoàn thành cần có sự phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý phân lô, bán nền để hạn chế tối đa những bất cập thời gian qua.

Minh Thư

Doanh nghiệp của nữ đại gia gen Z làm dự án nghìn tỷ ở Hoà Bình

UBND tỉnh Hoà Bình vừa phê duyệt nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án Khu đô thị Mông Hoá (TP Hoà Bình) là Công ty CP Đầu tư Quốc tế Havana và đối tác cùng thực hiện là Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Sơn La sắp đấu giá 178 lô đất, khởi điểm thấp nhất hơn 800 triệu đồng/lô

Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, 178 lô đất tại TP Sơn La và huyện Phù Yên sẽ được đấu giá. Mức giá khởi điểm thấp nhất hơn 800 triệu đồng/lô.

HoREA cảnh báo gói 120.000 tỷ đồng có nguy cơ 'ế' vì lãi suất cao

Lo ngại người mua, thuê mua nhà ở xã hội sẽ không chọn vay gói 120.000 tỷ đồng do lãi suất lên đến 8,2%/năm là quá cao, không phù hợp với sức chịu đựng của người có thu nhập thấp.

Hưng Yên sắp có thêm nhiều dự án bất động sản tỷ USD

Giai đoạn 2021 - 2030, Hưng Yên sẽ ưu tiên thu hút đầu tư 59 dự án lĩnh vực nhà ở, đô thị. Trong đó, có nhiều dự án nhà ở, khu đô thị rộng hàng trăm héc-ta, tổng mức đầu tư hàng tỷ USD…

Giao dịch nhà đất khu dân cư ở Lâm Đồng nhiều gấp 50 lần dự án

Trong tháng 5/2023, lượng giao dịch nhà đất trong khu dân cư hiện hữu ở tỉnh Lâm Đồng nhiều hơn gần 50 lần so với các dự án nhà ở.

Tây Ninh dự kiến phát triển 3.800 căn nhà ở xã hội trong năm nay

Bên cạnh gần 26.000 căn nhà ở thương mại, trong năm nay, tỉnh Tây Ninh có kế hoạch phát triển 3.800 căn nhà ở xã hội và 2.000 nhà tái định cư.

Giá nhà trung bình ở TP.HCM cao gấp 32,5 lần thu nhập hộ gia đình

Theo báo cáo vừa công bố, giá nhà trung bình ở TP.HCM cao gấp 32,5 lần mức thu nhập trung bình hàng năm của hộ gia đình.

Tuyên Quang đấu giá 159 lô đất, khởi điểm thấp nhất gần 400 triệu đồng/lô

Trong tháng 6 này, 159 lô đất tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức đấu giá. Giá khởi điểm thấp nhất gần 400 triệu đồng/lô.

Người nước ngoài mua hơn 1.600 căn hộ tại Bình Dương

Trong gần 6.000 căn nhà thuộc các dự án nhà ở thương mại tại tỉnh Bình Dương được bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, đến nay chỉ hơn 1.600 căn có chủ sở hữu.

Đồng Nai dự kiến bán đấu giá 36 khu đất trong năm 2023

Trong năm 2023, tỉnh Đồng Nai dự kiến đưa ra bán đấu giá 36 khu đất với tổng diện tích hơn 77ha.