Phải làm gì khi con tuyên bố… chết?

Người mẹ ấy đã chết lặng khi thấy con lôi từ ngăn kéo ra con dao và thư tuyệt mệnh đặt lên bàn rồi tuyên bố: “Chết đi cho rảnh nợ. Chết đi để không còn bị kìm kẹp bởi những đòn roi và chì chiết"

Nổi loạn

TS Vũ Thu Hương- giảng viên trường ĐH Sư phạm cho rằng, trẻ “dở ông, dở thằng” với những biểu hiện “bùng nổ” ở lứa tuổi THCS (từ 11- 15 tuổi). Nếu như ở con gái thường là âm thầm bực bội thì với con trai ngoài những biểu hiện giống như con gái sẽ phá phách hơn, tỏ ra “bất trị” hơn rất nhiều.

Phải làm gì khi con tuyên bố… chết? - ảnh 1
Nhiều trẻ tìm đến cái chết do bố mẹ không hiểu tâm lý

Giải thích nguyên nhân của sự “bùng nổ” này, TS tâm lý Nguyễn Kim Quý (cố vấn chuyên môn, Văn phòng Tư vấn & Trị liệu tâm lý trẻ em – Hội khoa học tâm lý giáo dục) cho rằng: Ở tuổi dậy thì đối với trẻ nam tâm lý thường mong muốn khẳng định mình qua đó thể hiện mình là ai, mình như thế nào, có thế mạnh gì? 

Trẻ thường thể hiện bằng nhiều cách: Em thì chứng tỏ bằng việc học giỏi vượt trội, em thì có tài lẻ hát hay, chơi thể thao giỏi số còn lại (phần lớn) không có những điều này thì chứng tỏ mình bằng sức mạnh (thể hiện ga lăng trước bạn gái, bảo vệ che chở cho bạn trai yếu hơn mình…).

“Trẻ muốn độc lập không phụ thuộc vào ai, tự làm mọi thứ. Vì thế nhiều bố mẹ không khỏi ngỡ ngàng bởi chỉ 2 – 3 tháng trước thôi con mình vẫn còn ngoan ngoãn vâng lời thì nay quay ngoắt 180 độ. Trẻ hoàn toàn muốn tách xa khỏi bố mẹ, không thích đi cùng nghỉ mát với gia đình, thậm chí ra phố mua đồ cho bản thân trẻ”- TS Quý nhấn mạnh.

Đặc điểm tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này không ra người lớn những cũng chẳng phải trẻ con, nhưng vẫn thích được mọi người nhìn nhận mình như người lớn. Tuy nhiên, theo TS Quý hầu hết các bậc phụ huynh không hiểu diễn biến tâm lý nên thường cản trở, ép buộc trẻ theo ý mình. Đó chính là nguyên nhân khiến trẻ nam hay “bật”, cãi, nổi khùng, bỏ nhà đi, thậm chí… tử tự.

Và trường hợp của Nam (học sinh lớp 9, Hai Bà Trưng, HN) là một ví dụ. Trước đây, cậu là một học trò được cô yêu bạn mến, bố mẹ rất tin tưởng vào sự ham học của con. Thế nhưng bắt đầu từ cuối lớp 7, Nam bắt đầu có sự thay đổi lớn trong tâm lý. Bài kiểm tra học kỳ môn Lý, giống như các bạn trong lớp Nam chỉ được điểm trên trung bình, duy chỉ có một bạn học giỏi nhất được 8 điểm.

Thế nhưng khi Nam mang bài kiểm tra về, mặc dù đã giải thích nguyên nhân bài khó, cả lớp điểm cũng không cao nhưng bất biết, một loạt những ngoa ngôn được mẹ Nam trút lên đầu: "Tao cho mày tiền đi học vậy mà chỉ có bài kiểm tra học kỳ cũng không làm được thì chuyên với chọn làm gì? Lúc nào cũng chưa học đã sợ giỏi mất. Chẳng bằng cái đứa con bà bán xôi đầu đường kia. Ra mà ăn c. cho nó".

Chạm vào lòng tự ái, Nam khùng lên. Thấy hai mẹ con to tiếng bố Nam liền lôi nguyên cây phơi quần áo phang vào đứa con “mất dạy”. Kể từ đó, Nam không một lần chuyện trò với bố mẹ, đi học về là lẳng lặng đóng cửa phòng, kết quả học ngày càng tụt dốc.

Phải làm gì khi con tuyên bố… chết? - ảnh 2
TS tâm lý Nguyễn Kim Quý

TS Quý kể, bà mẹ ấy đến gặp bà khóc lóc mà rằng “Tôi đã đánh mất con từ lần ấy. Cháu trở nên lầm lỳ, ít nói nhưng tỏ thái độ chống đối ra mặt. Nó kiên quyết không đi học thêm, nếu ép thì nó lại trốn đi chơi điện tử. Có lần hai mẹ con ngồi nói chuyện với nhau. Nhưng nó vẫn bất hợp tác, đập vỡ cả đèn học và tuyên bố, cuộc đời của con con chịu, bố mẹ đừng có can thiệp vào. Nếu không, con sẽ tự tử để bố mẹ được yên. Những tưởng nó chỉ nói chơi ai dè vừa dứt lời nó liền kéo ngăn kéo, lấy ra một con dao và một bức thư bên ngoài ghi “thư tuyệt mệnh” rồi đặt lên bàn”.

Giúp trẻ đi qua giai đoạn dậy thì như thế nào?

TS Quý cho rằng giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này, bố mẹ hãy tôn trọng trẻ, đáp ứng mong muốn là người lớn của con – coi con như người đàn ông trưởng thành trong gia đình. Có nhiều trẻ thường tỏ ra không nghe lời cha mẹ, luôn phản đối kháng. Trong trường hợp này các bậc cha mẹ không nên la mắng, tức giận đối với trẻ. Vì điều này có thể dẫn đến những hành vi khó kiểm soát, khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng trở nên xấu đi. 

Bạn có thể đưa ra vài cách giải quyết và cùng con chọn cách giải quyết nào hay nhất, hiệu quả nhất. Đây là cách dạy cho chúng hiểu rằng không phải lúc nào mẹ con cũng cãi nhau mà có thể nói chuyện với nhau một cách ôn hòa, thông cảm.

“Nói như thế không có nghĩa là để con phát triển tự do, trái lại cha mẹ cần học cách giám sát con từ xa. Hãy tế nhị để con thấy bạn không còn coi chúng là những đứa trẻ để mọi hoạt động của chúng đều bị quản thúc. Muốn con nghe lời mình, hãy trở thành tấm gương cho con. Mọi áp đặt với trẻ ở giai đoạn này đều phản tác dụng, đừng bao giờ nghĩ trẻ sẽ răm rắp làm khi bố nói “con phải cắt tóc ngắn, không được nhuộm xanh đỏ”, tôi dám chắc trẻ sẽ lập tức để đầu bù, tóc rối.

Tuyệt đối đừng dùng từ “phải” thay vào đó bằng từ “nên” trước mọi hành động lệch chuẩn của con. Trước mỗi tình huống cụ thể, các bậc phụ huynh hãy hỏi “nếu là con sẽ xử lý như thế nào?”- TS Quý nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải duy trì thói quen trò chuyện với con. Hãy tận dụng những khoảng thời gian làm việc nhà rủ con cùng làm, giao nhiệm vụ cho con để con cảm thấy có trách nhiệm, thấy mình có “vai vế” trong gia đình. Bố mẹ phải luôn luôn lắng nghe những ý kiến và cảm xúc của trẻ. “Điều đó giúp bạn hiểu con hơn và có thể tạo dựng được lòng tin nơi con. Đồng thời cho trẻ được tham gia, được đưa ra ý kiến trước mọi công việc của gia đình” – TS Quý nói.

Ngô Châu Anh

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !