PGS Văn Như Cương: Nên thi đại học bằng máy!
Trao đổi với PV Infonet về kinh nghiệm thi đại học, PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ: “Các nước trên thế giới, kỳ thi đại học để các trường tự tổ chức. Ở ta cũng lên làm theo các nước trên thế giới. Trước kia chúng ta thi “ba chung”, những năm tới đây có trường thi riêng có trường thi chung, đến năm 2017 thì toàn bộ các trường ĐH, CĐ cả nước lên thi riêng… Đây cũng là điều hợp lý.”
Tuy nhiên, theo PGS Cương, thi riêng ở đây có nghĩa là không nhất thiết phải tổ chức kỳ thi. Trường A có thể không thi, trường B có thể phỏng vấn, xét điểm để lấy sinh viên, nhưng với điều kiện là học sinh phải mang chứng chỉ tốt nghiệp và học bạ loại khá đến đây.
Còn trường C nếu đông thí sinh đăng ký quá mà chỉ tiêu lấy có hạn có thể tổ chức thi để lấy điểm từ cao xuống thấp… Trường A có thể thi, nhưng trường B không thi đại học, chỉ xét thôi.
Theo PGS Cương, việc các trường đại học tổ chức thi riêng khó tránh khỏi tiêu cực |
"Ở một số trường đại học bên Mỹ sang Việt Nam mở trường, họ chỉ xem học bạ lớp 11 lên lớp 12. Họ cho rằng, những em học bạ có học lực khá, tốt nghiệp lớp 12 là có thể vào học đại học. Tức là em học sinh đó không cần thi.
Chúng ta tổ chức thi Đại học, cao đẳng riêng theo nhiều hình thức, tùy vào từng trường, từng ngành. Có những trường chỉ phỏng vấn, xét tuyển để lấy sinh viên; có những trường danh tiếng hơn mà nhiều học sinh đăng ký có thể tổ chức thi, rồi phỏng vấn theo cách riêng để lấy sinh viên…” PGS Cương chia sẻ.
"Ví dụ, trường Đại học Sư phạm chúng ta ngoài thi để loại đỡ thí sinh ra, chúng ta còn phải phỏng vấn, xét tuyển nữa. Vì trường đào tạo giáo viên cho ngành giáo dục có đặc thù riêng. Nếu bạn học sinh rất giỏi nhưng lại có dị tật, không nên đứng trên mục giảng, điều này sẽ gây phản cảm cho học sinh…
Dẫu rằng người khuyết tật chúng ta vẫn ưu tiên, nhưng không vì thế mà để đứng trên mục giảng, chúng ta nên tạo điều kiện cho họ làm những công việc khác nhẹ nhàng hơn.
Còn chúng ta có thể học theo kinh nghiệm tổ chức thi đại học ở các nước trên thế giới, cho học sinh làm trên máy để tránh tiêu cực. Mỗi học sinh vào một phòng riêng, sau đó máy tính đưa ra câu hỏi, học sinh đó trả lời đáp số và bấm trên máy, sau đó máy tính chấm điểm luôn… như vậy, kết quả, điểm thi rất khách quan và sẽ hạn chế rất nhiều tiêu cực".
Tuy cách này hạn chế khá nhiều tiêu cực nhưng theo PGS Cương, VN chưa thực hiện hoặc thực hiện vẫn sẽ có tiêu cực là thầy giáo vẫn có thể sửa trên máy hoặc biết trước câu hỏi rồi ném lời giải cho học sinh tích vào.
Tiến hành phỏng vấn hay xét tuyển thì vẫn có sự tiêu cực ở đây. Vì học sinh biết thầy A, hay thầy B trong quá trình phỏng vấn, xét tuyển vào đại học, thầy vẫn có thể “nể nang, chạy chọt” cho qua hay đánh giá điểm cao để học sinh đỗ đại học.