PGS. TS Nguyễn Tiến Quyết: Ghép phổi đã khó, điều trị sau ghép khó gấp bội

Ghép thận, ghép gan, ghép tim thì Việt Nam đã ghép thường quy nhưng ghép phổi các bệnh viện mới thực hiện 5 ca, hiện 3 ca bệnh nhân giữ được sự sống. Ghép phổi khó về mặt kỹ thuật nhưng việc chăm sóc, điều trị sau ghép còn khó gấp bội.

 

{keywords}
Ca ghép phổi đầu tiên được thực hiện ở BV Việt Đức

Chuyên gia Việt Nam không thua kém gì các chuyên gia của thế giới

Ghép tạng ở Việt Nam tuy được tiếp cận sớm, nhưng thực hiện rất muộn. Việt Nam đi sau thế giới khoảng gần 50 năm. Năm 1965-1966  giáo sư, viện sĩ Tôn Thất Tùng đã thực hiện ghép tạng thực nghiệm thành công. Nhưng do điều kiện kinh tế cũng như điều kiện phát triển của y học Việt Nam lúc bấy giờ chưa thể thực hiện được kỹ thuật này.

Tuy nhiên GS Tùng đã cho tất cả những chuyên gia về ngoại khoa, gây mê hồi sức của BV Việt Đức đi học ở tất cả các nơi trên thế giới. Như lứa chúng tôi đi học ở nước ngoài thì cũng dành tới một năm về ghép tạng.

Đến năm 1992, ở Việt Nam mới thực hiện ca ghép thận đầu tiên do một giáo sư Đài Loan giúp các nhà khoa học ở Việt Nam tiến hành tại BV quân y 103.

Đến năm 2004, cũng tại BV 103, GS người Nhật Masatoshi Makuuchi Makuchi giúp Việt Nam thực hiện trường hợp ghép gan đầu tiên từ thuỳ gan trái của bố cho con.

Sau năm 2000, y tế Việt Nam có đầy đủ điều kiện tại các cơ sở y tế, có đủ máy móc, thiết bị để chẩn đoán và điều trị như city, cộng hưởng từ, phương tiện can thiệp mạch,… Cũng từ thời điểm này, ghép tạng ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh.

Hiện nay trên cả nước đã thực hiện được khoảng gần 5.000 ca ghép thận với 18 trung tâm ghép thận, khoảng 160 ca ghép gan; hơn 40 ca ghép tim và 5 ca ghép phổi….

Muốn ghép tạng được, ngoài cơ sở vật vật phải có lực lượng y bác sĩ dồi dào, giỏi chuyên môn…Bệnh viện Việt Đức là đơn vị đi đầu trong ghép tạng.

Hiện nay, Bệnh viện Việt Đức đã ghép hơn 80 ca về gan, xấp xỉ 1.000 ca thận, hơn 30 ca ghép tim, và 3 ca ghép phổi… Kết quả các ca ghép này tương đối tốt.

Đặc biệt, những bệnh nhân sau ghép gan, thận, tim thì tỷ lệ sống sau mổ tương đương với tỷ lệ của thế giới. Nói về kỹ thuật, các chuyên gia Việt Nam không thua kém gì các chuyên gia của thế giới.

Bằng chứng là các ca ghép từ người này cho người khác, hoặc chia gan ra để ghép, ghép gan, tim, thận của người chết não cho người khác… kể cả kỹ thuật nội soi ghép thận cũng ngang ngửa với thế giới.

Nhưng nói về kinh nghiệm thì Việt Nam chưa bằng các trung tâm của thế giới. Vì đây là một nghề y học thực hành cho nên cần phải được tôi luyện, phải làm. Trên thế giới có những trung tâm thực hiện hàng ngàn ca ghép gan, ghép thận, tim… Người ta ghép nhiều thì có kinh nghiệm và làm giỏi hơn.

Ghép tạng là kỹ thuật cuối cùng nhằm thay thế tạng hỏng bằng tạng mới. Và đây là kỹ thuật cuối cùng, là kỹ thuật cao nhất trong y học mà ai cũng hướng tới. 

Ghép phổi là một kỹ thuật cực kỳ khó

Ghép thận, ghép gan, ghép tim thì Việt Nam đã ghép thường quy và kết quả tương đối tốt. Riêng về ghép phổi thì ở Việt Nam mới thực hiện 5 ca và hiện nay 3 ca còn sống.

Có thể nói chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về ghép phổi.

Ghép phổi khó về mặt kỹ thuật, nhưng đặc biệt chăm sóc, điều trị sau ghép phổi còn khó gấp bội.

Vì ngoài yếu tố miễn dịch thì còn phải dựa trên các yếu tố khác như nhiễm trùng, chăm sóc sau mổ… Đây là những vấn đề cực kỳ khó khăn mà các trung tâm trên thế giới nói chung, đặc biệt ở Việt Nam những nơi  ghép phổi như Việt Đức và một số nơi cũng chuẩn bị đầy đủ chi tiết, bài bản đều phải đối diện.

Kỹ thuật này đòi cần phải chuẩn bị tỷ mỉ, kỹ càng bởi vì tỷ lệ thành công sau ghép phổi trên thế giới không bằng ghép gan, ghép tim, ghép thận. Vì thế việc ghép phổi hết sức cân nhắc, hết sức thận trọng, hết sức tỷ mỷ thì mới hy vọng ghép được.

Ghép phổi hiện nay có hai nguồn, một là lấy một thuỳ phổi, một phần phổi của người cho sống ghép cho người có bệnh; nguồn thứ hai lấy từ người cho chết não ghép cho người có bệnh.

Theo tài liệu trên thế giới, ghép hai phổi từ người cho chết não là tốt nhất. Bởi vì ghép phổi từ người cho sống thì chỉ lấy được một phần, ví dụ lấy được một thuỳ phổi cho nên không bằng lấy được toàn bộ lá phổi có đầy đủ chức năng.

Đáng lưu ý, điều kiện chăm sóc của ghép phổi là cực kỳ khó khăn, nên ngay cả trên thế giới, người ta ghép phổi lấy từ người cho chết não tỷ lệ thành công cao hơn. Việt Nam mới thực hiện ghép phổi 4- 5 ca chưa có kinh nghiệm nhưng các chuyên gia của Việt Nam cũng chỉ ra rằng ghép phổi từ người cho chết não là tốt nhất.

Muốn ghép phổi phải có chỉ định chặt chẽ về người cho, người nhận, về chọn bệnh nhân về các yếu tố miễn dịch về điều kiện thực hiện kỹ thuật, chăm sóc sau ghép…

Ghép tạng nói chung phát triển thành công, mở ra hy vọng cứu được nhiều người sống làm việc. Ví dụ suy gan giai đoạn cuối nếu được tiến hành ghép gan mà thành công thì người đó lại khoẻ mạnh bình thường. Hay suy thận giai đoạn cuối, thận mất chức năng, người bệnh phải tiến hành lọc thận nhưng tốn kém… Bệnh nhân một tuần phải nằm trong bệnh viện để lọc 3 lần… Hay những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối nếu không được can thiệp thì sẽ chết. Nhưng nếu ghép được tim thì sự sống của họ lại hồi sinh.

Cho nên, ghép tạng thành công mở ra tia hy vọng cho những người suy tạng giai đoạn cuối có thể sống được.

Hiện nay trên thế giới cũng vậy, Việt Nam có hàng chục nghìn người chờ ghép thận, hàng nghìn người chờ ghép gan và có hàng nghìn người chờ ghép tim và có rất nhiều người chờ ghép phổi. Nhưng khó khăn nhất bây giờ không phải là kinh tế, là trang thiết bị khi máy móc của chúng ta đã đủ, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, có chuyên môn đặc biệt ở những trung tâm lớn nhưng thiếu nguồn tạng cho.

Ở Bệnh viện Việt Đức, tính từ năm 2010 đến nay mới xin được khoảng gần 90 tạng từ người cho chết não (trong khi mỗi năm ở Việt Đức có xấp xỉ gần 1.000 người chết não mà một năm chỉ xin được 10 người).

Đối với nguồn tạng ở người cho sống cũng là một vấn đề buộc các bác sĩ phải cân nhắc với điều kiện đảm bảo người cho tạng còn một nửa thận, một nửa gan phải sống khoẻ mạnh làm việc bình thường. Đấy là một khó khăn đòi hỏi bác sĩ phải tính toán rất kỹ.

Một lần nữa, tôi vẫn phải lưu ý, trong tất cả các loại ghép đó, ghép phổi là khó nhất. Khó về mặt kỹ thuật, khó về mặt chăm sóc, hồi sức sau ghép. Ở Việt Đức trường hợp đầu tiên ghép phổi là một cháu bé mà nếu không được ghép thì không thể sống sót. Ca ghép sau đó được tiến hành, nhưng cháu phải nằm lại viện chăm sóc thêm 7- 8 tháng mới xuất viện.

Trong ghép phổi có hàng trăm bệnh lý khác nhau, nhưng chỉ định nhiều nhất hiện nay là bệnh phổi tắc nghẽn, các bệnh lý về phổi khác… mà người bệnh không đảm bảo chức năng sống thì tiến hành ghép.

Tuy nhiên một lần nữa tôi phải nhấn mạnh ghép phổi là cực kỳ phức tạp cần phải chọn bệnh nhân, phải có chỉ định đúng, phải chuẩn bị  đầy đủ cả về lực lượng, nhân lực, vật lực, có sở vật chất…đầy đủ.

N. Huyền

(Ghi theo lời PGS. TS Nguyễn Tiến Quyết - PCT Hội ghép tạng Việt Nam, Nguyên GĐ BV Việt Đức) 

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !