Ông bố vung hẳn 700 triệu cho con luyện thi cấp tốc lại nhận kết quả sốc

Người bố bỏ ra hơn 700 triệu cho con luyện thi cấp tốc để cải thiện điểm số môn Toán, khi nhận được kết quả bài kiểm tra thì đùng đùng nổi giận.

Trước mỗi kỳ thi quan trọng, hầu như bậc cha mẹ nào cũng đều đặt hết kỳ vọng vào con mình, nhưng đôi khi kỳ vọng thái quá cha mẹ vô tình tạo áp lực tới trẻ. Lẽ thường để tạo đà tốt nhất cho con, nhiều ông bố, bà mẹ không tiếc tiền thuê giáo viên giỏi, hoặc cho con vào các lò luyện thi chất lượng cao ôn luyện.

Nhưng thực tế, không phải cứ vung tiền càng nhiều thì con cái càng học giỏi, sự việc vừa diễn ra ở Trùng Khánh, Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

Theo đó, mới đây (20/4), công an quận Sa Bình Bá, Trùng Khánh, Trung Quốc cho hay đơn vị nhận được thông tin từ một trung tâm luyện thi trên địa bàn nhờ hỗ trợ, do có 1 người đàn ông và 2 phụ nữ đến làm ầm ĩ.

Vung hẳn 700 triệu cho con luyện thi cấp tốc, nhận kết quả sốc bố hùng hổ kéo cả nhà đi khiếu nại nhưng khi nghe điều này thì cũng phải

Cha mẹ nên nhìn nhận những nỗ lực của con mình trước khi quan tâm tới điểm số. (Ảnh minh họa)

Người đàn ông đến gây rối ở trung tâm luyện thi tên là Yang, có một đứa con đang học cấp 3 và luyện thi tại trung tâm này. Ông Yang cho hay đã nộp 210.000 tệ (khoảng 742 triệu đồng) cho trung tâm để con trai được luyện thi cấp tốc, cải thiện điểm số môn Toán.

Đến khi có kết quả bài kiểm tra Toán của con trai, ông Yang thấy điểm số của con mình quá thấp nên tức giận, cho rằng trung tâm đã lừa gạt nên kéo cả gia đình đến tranh cãi, có xảy ra chửi bới, đe dọa.

Phía trung tâm cho hay điểm Toán của con trai ông Yang ban đầu chỉ có 20 điểm, sau quá trình ôn luyện, cố gắng rất nhiều mới đạt được 59 điểm như hiện tại.

Trung tâm luyện thi nói rằng ông Yang nên nhìn những nỗ lực của con mình trước khi quan tâm tới điểm số và đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh mình hoàn toàn vô tội.

Phía cảnh sát cũng đồng tình với trung tâm, cho hay phụ huynh không nên quá chú trọng vào kết quả học tập dựa trên học phí đã đóng, và nếu thấy học phí không hợp lý thì khiếu nại đến bộ phận phụ trách trung tâm mới là hành động đúng đắn, thay vì kéo cả gia đình đến đây làm ầm ĩ.

Sau một hồi nghe lý giải từ trung tâm và lời lẽ thuyết phục từ phía cảnh sát, ông Yang và gia đình đã dịu lại, đôi bên cùng ngồi lại nói chuyện và thống nhất cách giải quyết.

Những cách để cha mẹ giúp trẻ giải tỏa áp lực thi cử

Hãy khuyến khích con lập lịch trình học tập và chuẩn bị cho các kỳ thi phù hợp. Khi có sự chuẩn bị, trẻ sẽ không bị căng thẳng khi phải học dồn dập vào phút cuối.

Cha mẹ cần phải đảm bảo dành thời gian chất lượng cho con cái mỗi ngày. Không bao giờ ép buộc con bạn đáp ứng những kỳ vọng quá cao và không thực tế với sức học của con mình bởi căng thẳng thi cử thường dẫn đến trầm cảm ở học sinh.

Đừng ép con ngồi với sách cả ngày trước khi thi, nó có thể làm cho trẻ sợ học nhiều hơn. Hãy cho con nghỉ giải lao giữa những giờ ôn. Chỉ khi bố mẹ không gây áp lực cho con phải đạt điểm cao trong các kỳ thi thì con mới có thể phát triển thói quen học tập và thi cử tích cực.

Những kỳ vọng mà các bậc phụ huynh đặt lên vai con mình đã trao cho trẻ những áp lực vô hình. Là cha mẹ thông minh, hãy nhìn vào những nỗ lực, sự dũng cảm, tự tin đối mặt với những thất bại và tự ra quyết định cho bản thân mình của trẻ.

 

Thầy giáo

Thầy giáo "mách nước" ôn thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Toán giành điểm cao

Ở thời điểm nước rút trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, thí sinh nên ôn tập môn Toán tập trung các nội dung nào để giành điểm cao?

Theo Nhịp sống Việt

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !