“Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” trong đề Văn khác với bản gốc?
Trong đề thi Văn kỳ thi THPT quốc gia sáng 2/7, Phần đọc hiểu (3 điểm) trích một đoạn trong bài thơ "Tiếng Việt" của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Tại khổ đầu của đoạn trích có nội dung sau:
"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ"
Ngay lập tức, câu thơ "Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa" được cho là không chính xác.
Cô Hà Song Hải Liên, giáo viên trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành- ĐHSP HN cho biết: Tại quyển “Ôn tập môn Ngữ Văn” chuẩn bị cho kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia (Tập một), NXB Giáo dục VN, do Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên) cùng các cộng sự Phạm Thị Thu Hiền – Nguyễn Thị Nương và Nguyễn Thị Hồng Vân thì câu thơ được in là “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” chứ không phải là “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” như trong đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn vừa thi vào sáng nay 2/7.
![]() |
Quyển sách với câu thơ trích dẫn được các giáo viên đánh giá là đúng |
![]() |
![]() |
Đây là câu thơ trong quyển sách Ôn tập môn Ngữ Vănđược cho là có câu thơ chính xác |
Cô Hà Song Hải Liên khẳng định: "Đề thi được trích dẫn trong tập thơ Việt Nam 1945 – 1985. Tại tập thơ này thì câu thơ cũng là “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”. Vì thế, sự sai sót này được bắt nguồn từ chính sách trích dẫn”.
Cô Hải Liên cho rằng thực ra phần sai không ảnh hưởng đến nội dung câu hỏi. Vì so sánh tiếng Việt “như đất cày” ý nói mộc mạc, chân chất. So sánh tiếng Việt như “ống tre ngà” ý nói khỏe khoắn, cứng cỏi. Mềm mại như tơ mới là mềm mại dịu dàng óng ả, tinh tế.
Trong khi đó, việc sử dụng từ “bùn” trong đề thi rất không ổn, thậm chí hơi phản cảm khi nói về vẻ đẹp và giá trị của Tiếng Việt.
Cô Liên khẳng định việc sai như thế là không nên. Vì văn bản phải chính xác. Hơn thế nữa, đã là đề thi thì những bài thơ, câu thơ ngoài chương trình cũng là cung cấp văn bản mới, kiến thức mới cho học sinh.
“Từ chỗ học sinh có thể không biết đến bài thơ về Tiếng Việt rất hay của Lưu Quang Vũ, giờ học sinh cả nước đều biết, thậm chí sẽ nhớ suốt đời. Mà sai như thế là không được rồi”- cô Liên khẳng định.
Được biết bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ không nằm trong sách giáo khoa.