Đến nay, việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Núi Thành đã có hiệu quả tác động tích cực đến đời sống nhân dân và sự phát triển của địa phương.
Ông Nguyễn Xuân Vũ (thôn Thạch Hưng, xã Tam Xuân 2) tâm sự: “Bây giờ làm cây lúa để sinh lời khó khăn hơn trước. Nhưng không làm không được vì giờ có tuổi rồi, đâu còn có cơ hội xin việc ở các nhà máy, xí nghiệp như thanh niên nên phải bám cây lúa mà sống”. Chuyện ông Vũ nói cũng là một thực tế khó về lao động lớn tuổi ở vùng nông thôn. Nhưng với gia đình ông Vũ và nhiều gia đình ở xã Tam Xuân 2, từ năm 2013 đến nay, những vụ lúa của họ đã có lãi nhiều hơn, đủ giúp họ trang trải cuộc sống. “Năm 2013, xã tổ chức học nghề trồng lúa cho 35 nông dân. Cách học theo mùa vụ từ lúc chuẩn bị cánh đồng đến khâu thu hoạch. Nông dân chúng tôi được dạy lại tất tần tật để làm sao giảm chi phí, để cây lúa sinh trưởng tốt nhất, cho năng suất cao nhất… Sau vụ hè thu 2013, những người đi học lớp trồng lúa dạy lại cho các nông dân khác trong xã, nhờ đó cách làm lúa của nông dân xã được “chuyên nghiệp” hơn nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật” - ông Vũ cho hay. Theo tính toán của ông Vũ, sau lớp học trồng lúa, cứ mỗi sào lúa ông giảm chi phí được khoảng 200 nghìn đồng, trong khi năng suất lúa tăng nên mỗi sào lúa cho thêm thu nhập khoảng 150 nghìn đồng.
Từ chương trình xây dựng nông thôn mới, vùng nông thôn Núi Thành đã trở nên đẹp đẽ, khang trang hơn.
Theo ông Nguyễn Tấn Đồng - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Xuân 2, địa phương xác định xây dựng NTM không gì hơn là giúp người dân thoát nghèo và có cuộc sống tốt hơn nên Đảng ủy, HĐND xã đã tập trung lớn vào khâu thoát nghèo. “Nhìn thấy vấn đề nhân dân vùng nông thôn vẫn siêng năng, tích cực làm việc mà vẫn không khá lên, xã đã tổ chức điều tra lấy ý kiến. Nhận được câu trả lời của dân là thiếu kiến thức về làm ăn, định hướng nghề nghiệp, chúng tôi đã quyết định mở 27 lớp học nghề mà người dân cần nhất cho 1.800 lao động ở xã như: học trồng lúa, nuôi cá, nuôi gà,… cho nông dân, khởi sự doanh nghiệp cho thanh niên, mây tre đan để làm lúc nhàn rỗi cho phụ nữ… Có sức lao động lại có kiến thức, có định hướng thì… chỉ có ngồi không mới không có việc làm ổn định thôi” - ông Nguyễn Tấn Đồng nói vui. Nhờ quyết liệt tập trung vào khâu giải quyết công việc nên tỷ lệ lao động qua đào tạo của xã tăng từ 20% (năm 2011) lên gần 50%. Trong khi đó, hộ nghèo giảm từ 12,12% (năm 2010) xuống còn 3,62%, thu nhập bình quân đầu người từ 10 triệu đồng (năm 2011) tăng lên 21,5 triệu đồng. Không riêng xã Tam Xuân 2, người dân ở các xã điểm NTM của Núi Thành đã có thêm trợ lực trong việc tìm kiếm việc làm ổn định, hoặc tăng thu nhập hộ gia đình. “NTM không mang đến “con cá” cho nhân dân mà mang đến “cần câu”. Từ nguồn NTM, chúng tôi hỗ trợ vốn vay, đào tạo nghề, đầu tư dồn điền đổi thửa thành công, bê tông hóa giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương… là các điều kiện cần thiết để người dân tự tìm kiếm mô hình kinh tế hoặc nâng cao năng suất các nghề truyền thống như nông nghiệp, ngư nghiệp để ổn định đời sống của họ” - ông Nguyễn Quang Diệu - Chủ tịch UBND xã Tam Hòa khẳng định. Ở xã Tam Hòa, đến nay đã hoàn thành dồn điền đổi thửa trên 6 thôn với tổng diện tích 189ha giúp người dân trồng lúa với năng suất cao hơn trước, quy hoạch vùng sản xuất muối sạch rộng trên 40ha, quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở 5 thôn có diện tích gần 30ha… Cũng theo ông Diệu, việc xây dựng chợ, thu hút một số doanh nghiệp về hoạt động trên địa bàn xã, hình thành các tổ may gia công… đã giúp cho rất nhiều lao động địa phương có thêm việc làm. Hiện nay, toàn xã Tam Hòa có 5.123 người trong độ tuổi lao động thì có đến 93,83% người có việc làm thường xuyên.
Người dân đã có thu nhập ổn định từ các nghề truyền thống. Trong ảnh: Thu hoạch muối ở xã Tam Hòa.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành Nguyễn Văn Thịnh, từ xây dựng NTM mà hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn huyện Núi Thành đã được phát triển đáng kể. Đặc biệt là việc xây dựng giao thông nông thôn. Toàn huyện đã thực hiện bê tông hóa hơn 110km đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, toàn huyện cũng đã nâng cấp, sửa chữa 25 trường học các cấp, xây dựng mới 2 chợ nông thôn. Trong thời gian qua, từ các nguồn vốn khác nhau, Núi Thành đã đầu tư gần 400 tỷ đồng cho Chương trình xây dựng NTM.
Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).
Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.
Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).
Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.
Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.
Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.