Nửa đêm bắt gặp con thủ dâm, bố mẹ cần làm gì?
Giật mình nghe âm thanh lạ từ phòng con
Chị Thanh (Hà Nội) sững người, một lúc sau mới định thần lại. Chị lẳng lẳng quay trở về phòng, trằn trọc cả đêm không ngủ được. Cuối tuần ấy, chị quyết định rủ con đi công viên. Trong suốt buổi ấy, chị tỷ tê chuyện thủ dâm ở trẻ mới lớn.
Thủ dâm có phải là bệnh? (ảnh minh họa) |
Sau khoảng thời gian e dè, Nam bắt đầu kể với mẹ chuyện của mình. Cậu bé nói bắt đầu có cảm giác ham muốn từ khi 15 tuổi nhưng cảm giác đó qua đi cũng nhanh. Đến giữa năm ấy trong một lần nghe các bạn nam cùng lớp kể công cuộc “chinh chiến và yêu đương”, thậm chí có bạn kể lần đầu làm chuyện ấy với bạn gái như thế nào khiến Nam không thể kiềm chế được. Cậu nhỏ của Nam dựng đứng lên, từ chỗ ấy phóng ra thứ nước nhầy nhầy.
Chiều về vào phòng tắm, nhưng lời nói của cậu bạn cứ ám ảnh trong đầu Nam khiến “cậu nhỏ” lại ngóc đầu lên. Nam chạm tay vào thì càng xuất hiện cảm giác ham muốn nhiều hơn. Tối đấy, chờ bố mẹ đi ngủ hết, Nam mò mẫm vào mạng xem phim sex và tự thỏa mãn. Từ đó, hơn nửa năm rồi, cứ khoảng 4 ngày mà không làm lại, Nam gần như không thể chịu được. Nam không thể chiến thắng được mình, nhất là mỗi khi đêm xuống.
Nghe con kể chị Thanh lặng im, chị không sốc mà chỉ nghĩ cách làm thế nào để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tối ấy, chị liền đem chuyện con kể với chồng mong anh lựa lời nói với con. Trái ngược với sự mong đợi của vợ, anh Trung (bố Nam) coi đó là chuyện bình thường. Ngay trong bữa sáng hôm sau, anh oang oang bảo: "Đêm hôm không ngủ mà còn hỳ hục làm gì để mẹ mày bắt gặp".
“Nhìn con mặt đỏ tía tai, ném cái nhìn hằn học sang tôi rồi cúi gằm mặt, tôi biết con thực sự nổi giận. Vô tình tôi đã vạch ra khoảng ngăn cách giữa con và tôi. Từ giờ chắc chắn cháu sẽ không bao giờ tin tưởng nói với tôi những chuyện tế nhị này. Giờ không biết làm sao để giúp con thoát khỏi giai đoạn này? ” – chị Thanh buồn bã cho biết.
TS tâm lý Nguyễn Kim Quý (cố vấn chuyên môn Văn phòng Tư vấn và Trị liệu Tâm lý trẻ em, Hội khoa học Tâm lý giáo dục) khẳng định thủ dâm ở trẻ không phải là bệnh. Do đây là giai đoạn trẻ dậy thì, phát triển sinh lý nên trẻ sẽ xuất hiện nhu cầu thỏa mãn và tự thỏa mãn. Điều này thể hiện bản năng tính dục của trẻ. Chỉ khi trẻ làm việc này nhưng lại gợi mở cho người khác mới được coi trẻ bị bệnh. Nguyên nhân do tác động của phim ảnh, sách báo mà người lớn không kiểm soát được hoặc bạn bè yêu sớm, nghe kể lại nên a – dua.
Bố mẹ phải làm gì?
Nếu bố mẹ bắt gặp, đừng làm ầm ĩ và coi trẻ như tội đồ. Điều cần nhất lúc này là không được làm trẻ sợ. Trẻ hành động là do chưa hiểu biết một cách đầy đủ, vì thế, hãy lờ đi, coi như mình không nhìn thấy, không hay biết con đang làm gì. Để sự việc trôi qua một vài ngày rồi tìm cơ hội nói chuyện với con.
Bố mẹ tuyệt đối không thu “tang vật” như điện thoại, máy tính của trẻ. Biện pháp này chỉ làm kích thích thêm trí tò mò nơi trẻ. “Đối với con trai, bố nên là người trao đổi. Với con gái thì ngược lại. Tuy nhiên bọn trẻ sẽ chẳng bao giờ chịu mở lời ngay. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy mua cho trẻ những quyển sách về giới tính cho trẻ đọc. Sau đó bố mẹ bắt đầu gợi mở từ những tình huống trong quyển sách đó” – TS Quý bày cách.
Qua những lần trò chuyện, bố mẹ chỉ cho con tác hại của việc làm này. Đó là cơ thể xanh xao, yếu đuối, chóng mặt ù tai, khó tập trung, mất ngủ. Thậm chí do những hành vi này có hại và đi ngược với lối sống lành mạnh, nên hầu hết trẻ phải lén lút mỗi khi muốn thỏa mãn nhu cầu sinh lý này.
Nếu lặp đi lặp lại lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, viêm tuyến tiền liệt dẫn đến đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có màu trắng đục, vùng bụng dưới và âm bộ khó chịu, đau lưng... Sau này khi con trưởng thành nếu vẫn nghiện chứng thủ dâm có thể bị xuất tinh sớm, xuất tinh mọi lúc nọi nơi, ngay cả khi đang ngủ hoặc khi chơi thể thao. Nhiều trường hợp chỉ cần nhìn thấy các chị em là đã không kiềm chế được sự xuất tinh.
TS Quý khuyến cáo, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động thể lực. Khi trẻ bị cuốn hút vào một môn thể thao nào đó, trẻ được giải phóng năng lượng, chắc chắn sẽ không còn thời gian, sức lực để sa đà vào chuyện đó. Đồng thời, cha mẹ cũng cần kiểm soát xem con mình đang đọc loại sách, truyện, phim, vào những trang web và chơi game nào… để ngăn chặn kịp thời nếu con tiếp xúc với những văn hóa phẩm độc hại. Cần kiên nhẫn, vừa dạy trẻ, vừa làm bạn, chia sẻ với trẻ những cảm xúc khó khăn để giúp trẻ vượt qua.