NSƯT Chánh Tín - Từ tuổi trẻ vàng son tới nguy cơ tuổi già không nhà

Chánh Tín có lẽ là một trong số những nam diễn viên có sức ảnh hưởng và nhận được sự yêu mến lớn nhất của nền điện ảnh Việt Nam.

Thế nhưng ở tuổi xế chiều, chàng điệp viên "Nguyễn Thành Luân" vàng son một thủa của màn bạc nước nhà lại đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, bị buộc ra khỏi nhà lúc thân mang trọng bệnh để trả nợ ngân hàng. 

Sinh ngày 29/11/1952 tại Bạc Liêu, Nguyễn Chánh Tín là một diễn viên, đạo diễn, ca sĩ nổi tiếng của miền Nam Việt Nam. Khoảng hai chục năm gần đây, ông còn được biết đến là một nhà kinh doanh, nhà sản xuất phim có tiếng với những bộ phim ăn khách.

Cha ông  - cụ Nguyễn Chánh Minh - sinh thời là “hào kiệt” của miệt đất mũi Cà Mau với biệt danh “Nhạn trắng Cà Mau”. Sinh thời, cụ Chánh Minh rất nghiêm khắc, đặc biệt thành kiến với đàn ca, hát xướng. Thế nhưng, con trai cụ, cậu bé Nguyễn Chánh Tín lại rất mê mẩn, và đặc biệt có năng khiếu với nghệ thuật. Người ta bảo, cậu được hưởng gien từ mẹ - bà Lưu Ngọc Lan - hoa khôi xứ Bạc Liêu hát hay đàn giỏi.

NSƯT Chánh Tín - Từ tuổi trẻ vàng son tới nguy cơ tuổi già không nhà - ảnh 1

Nguyễn Chánh Tín khi 15 tuổi

Năm Chánh Tín 15 tuổi, cụ Nguyễn Chánh Minh qua đời. Con đường dấn thân vào nghệ thuật của chàng trai trẻ cũng bắt đầu từ đây.

Bước ngoặt thực sự bắt đầu trong một lần thi văn nghệ tại trường Mạc Đĩnh Chi của Chánh Tín khi cậu thể hiện hai ca khúc của sĩ Phạm Duy là Tìm nhau và Nghìn trùng xa cách. Trong một khoảnh khắc tâm trạng, tay chống cằm, hát xong còn dụi dụi điếu thuốc dưới giày, trầm tư một lúc rồi sân khấu chìm vào bóng tối. Và sau một đêm, khoảng 40 tờ báo của Sài Gòn đồng loạt đăng tin về “hiện tượng” người thể hiện bài hát Nghìn trùng xa cách của đêm đó.
NSƯT Chánh Tín - Từ tuổi trẻ vàng son tới nguy cơ tuổi già không nhà - ảnh 2

Chánh Tín - Bích Vân biểu diễn trong khuôn viên trường Luật

Sau khi đọc báo, nhạc sĩ Phạm Duy đã cùng Dương Thiệu Tước vào tận trường để tìm bằng được “ông thầy” đã hát thành công vang dội ca khúc của mình. Đến lúc gặp mặt, hai vị nhạc sĩ càng thêm trân quý cậu học trò trẻ măng. Năm đó, Nguyễn Chánh Tín đoạt huy chương vàng của liên hoa ca nhạc học sinh. Cùng với sự giúp đỡ của hai vị nhạc sĩ, ông như người đi hài bảy dặm, bước thẳng vào các phòng trà ca nhạc nổi tiếng bấy giờ như QueenBee, Tự Do, Khánh Ly, Lệ Thu, Macabane...

Cũng vào năm 1973 này, hãng phim tư nhân Lam Sơn của Bùi Sơn Duân làm chủ đã thực hiện cuốn phim điện ảnh Đời chưa trang điểm phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Văn Quang, do Hoàng Vĩnh Lộc làm đạo diễn. Tuy nhiên, chỉ đến Vĩnh biệt tình hè (1974) của hãng phim Đại Á, do Lê Mộng Hoàng làm đạo diễn - thì tài năng của Chánh Tín trong điện ảnh mới thực sự tỏa sáng.

Trong vai một chàng sinh viên si tình, Nguyễn Chánh Tín đã có nhiều cơ hội để thi thố hết khả năng diễn xuất. Một câu chuyện tình mang nhiều kỷ niệm của một mùa hè được trình chiếu trong một mùa hè, phượng rơi đầy đường, sân trường vắng bóng học trò. Còn gì thú vị hơn cho những người học sinh đang lúc nghỉ hè được chứng kiến một câu chuyện tình hè của người cùng giới, với nghệ thuật diễn xuất của các tài tử nổi danh và kỹ thuật tinh vi, hấp dẫn của điện ảnh. 

NSƯT Chánh Tín - Từ tuổi trẻ vàng son tới nguy cơ tuổi già không nhà - ảnh 3

Với Băng Châu trong phim Vĩnh biệt tình hè

Lúc này, Chánh Tín đang theo học trường Luật.

Trong môi trường ca hát, và học đại học, Nguyễn Chánh Tín đã gặp gỡ và yêu thương cô sinh viên học cùng trường luật - Bích Trâm. Tình yêu anh đã gặp và chọn, nên Nguyễn Chánh Tín đã quyết định lấy vợ năm 1974, khi mới 22 tuổi. Bích Trâm là người đã đi cùng ông suốt những thăng trầm cuộc đời, cho đến tận ngày nay.

NSƯT Chánh Tín - Từ tuổi trẻ vàng son tới nguy cơ tuổi già không nhà - ảnh 4

Đám cưới với bạn học Bích Trâm

Năm 1975, vợ chồng ông đầu quân cho đoàn kịch nói Bông Hồng của nghệ sĩ Thẩm Thuý Hằng rồi bước vào điện ảnh cách mạng với các phim Tình đất Củ Chi, Giữa hai làn nước... nhưng đồng lương eo hẹp không đủ sống. Hai vợ chồng ông quay ra buôn bán đủ nghề mà đời sống chẳng khả dĩ hơn. Bế tắc không biết tương lai ra sao, vợ chồng ông tìm đường vượt biên sang Campuchia thì bị phát hiện.

NSƯT Chánh Tín - Từ tuổi trẻ vàng son tới nguy cơ tuổi già không nhà - ảnh 5

Vai diễn Nguyễn Thành luân

Cơ duyên đến với ông chính trong hoàn cảnh éo le này, ông được bảo lãnh để tham gia bộ phim nhựa đen trắng 8 tập về đề tài tình báo sản xuất trong những năm 1982-1987 do đạo diễn Lê Hoàng Hoa chỉ đạo - Ván bài lật ngửa, với vai chính - Nguyễn Thành Luân.

Với lối diễn xuất của Chánh Tín chân thật, tự nhiên và có một nét gì đó khác người, vai diễn này đã đem lại sự thành công lớn cho bộ phim (Giải đặc biệt LHP Việt Nam lần thứ 6 năm 1983, Giải Bông sen bạc LHP Việt Nam lần thứ 7 năm 1985, Giải nam diễn viên chính xuất sắc LHP Việt Nam lần thứ 8). Nguyễn Thành Luân trở thành vai diễn để đời của Nguyễn Chánh Tín.

NSƯT Chánh Tín - Từ tuổi trẻ vàng son tới nguy cơ tuổi già không nhà - ảnh 6

Chánh Tín làm phim Ngôi nhà oan khốc

Đánh dấu tên tuổi của mình trong vai trò diễn viên thành công, Chánh Tín tiếp tục mạo hiểm và thử sức với dòng phim kinh dị Việt ở thời kỳ đầu. Năm 1992, 10 năm sau sự ra đời cực kỳ thành công của Ván bài lật ngửa, Chánh Tín tiếp tục bắt tay đạo diễn Lê Hoàng Hoa sản xuất bộ phim Ngôi nhà oan khốc. Trong tác phẩm này, Chánh Tín kiêm cả hai vai trò biên kịch và diễn viên. Lấy bối cảnh tuyệt đẹp và cũng đầy bí ẩn của thành phố Đà Lạt, phim kể về một tỷ phú, sống trong ngôi nhà ma ám. Người ta đồn thổi rằng, đó là người vợ cũ của ông ta đòi mạng. Cho đến khi người vợ mới tên Hương chuyển đến ngôi nhà, những bí ẩn mới bắt đầu hé lộ…

NSƯT Chánh Tín - Từ tuổi trẻ vàng son tới nguy cơ tuổi già không nhà - ảnh 7

Cùng Lê Khanh trong Chiếc mặt nạ da người

Người ta cho rằng với Ngôi nhà oan khốc, Nguyễn Chánh Tín đã vực dậy dòng phim kinh dị sau hơn 2 thập kỷ bị bỏ quên. Sau cú đột phá trên, Nguyễn Chánh Tín mạnh tay chi tiền để cho ra đời nhiều phim cùng thể loại như: Xác chết trên cao nguyên, Chiếc mặt nạ da người…

NSƯT Chánh Tín - Từ tuổi trẻ vàng son tới nguy cơ tuổi già không nhà - ảnh 8

Bộ phim định mệnh của cuộc đời Chánh Tín - Dòng máu anh hùng

Câu chuyện sinh nghề tử nghiệp vận vào Chánh Tín có lẽ càng rõ hơn, khi hãng phim Chánh Phương mà ông làm giám đốc bắt tay vào sản xuất bộ phim Dòng máu anh hùng (2007). Ngoài việc góp một vai diễn nhỏ trong phim, bản thân ông đã thế chấp nhà vay ngân hàng 8,3 tỷ đồng để đóng góp vào 1.5 triệu USD sản xuất phim. Tuy nhiên, bi kịch xảy ra khi đưa phim ra nước ngoài công chiếu thì vấp phải vấn đề đánh cắp bản quyền khiến phim thất thu trầm trọng và nợ nần của Chánh Tín càng thêm chồng chất.

NSƯT Chánh Tín - Từ tuổi trẻ vàng son tới nguy cơ tuổi già không nhà - ảnh 9

Cùng người cháu họ - diễn viên chính Johnny Trí Nguyễn trong Dòng máu anh hùng

Giới phê bình nghệ thuật trong nước đánh giá cao Dòng máu anh hùng, coi đây là bộ phim võ thuật Việt Nam hay nhất từ trước đến nay. Đây cũng là bộ phim tư nhân có chi phí đầu tư cao nhất lúc bấy giờ và từng gây nên một cơn sốt phim chiếu rạp suốt thời gian dài.

Nói về Nguyễn Chánh Tín, người ta không thể phủ nhận ông là một nghệ sĩ có tài - một con người thực sự sinh ra để sống và cống hiến cho nghệ thuật, dám nghĩ, dám làm, dám thử sức. Chính vì thế, thông tin ông phải giao nhà, có khả năng bị đẩy ra đường khi đang mắc trọng bệnh, tuổi đã cao vì những tính toán không khôn ngoan khi vay vốn ngân hàng sản xuất phim Dòng máu anh hùng khiến người hâm mộ không khỏi nuối tiếc và thương cảm./.

T. Huyên (Tổng hợp)

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !