NSND Trịnh Thịnh - cuộc đời và những vai diễn

Thuộc thế hệ diễn viên đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam, cống hiến không ngừng nghỉ cho đến khi tuổi già sức yếu, NSND Trịnh Thịnh đã để lại những dấu ấn vô cùng đậm nét trong lòng nhiều thế hệ khán giả...
NSND Trịnh Thịnh - cuộc đời và những vai diễn - ảnh 1

NSND Trịnh Thịnh trong phim Vợ chồng A Phủ. Ảnh: internet

NSND Trịnh Thịnh – người anh cả, diễn viên kỳ cựu, cây đại thụ của nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam, một tên tuổi đã gắn liền với những bộ phim nổi tiếng như Chung một dùng sông, Vợ chồng A Phủ, Thằng Bờm, Không nơi ẩn nấp.... đã từ trần sáng hôm qua 12.4 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội sau một thời gian lâm bệnh.

NSND Trịnh Thịnh tên thật là Trịnh Văn Thịnh sinh năm 1927 tại Hà Nội. Được theo học trường Tây, từ nhỏ, ông đã có niềm đam mê đặc biệt với điện ảnh. Tuy nhiên, trước khi bén duyên với môn nghệ thuật này, ông đã từng làm việc ở Ngân hàng; từng tham gia hoạt động sân khấu với vai diễn thầy Tú trong vở kịch Pháp nổi tiếng Topaze. Năm 1956, ông trúng tuyển diễn viên lồng tiếng cho một hãng phim. Con đường trở thành diễn viên điện ảnh của ông chính thức bắt đầu từ đây, với tư cách là một diễn viên lồng tiếng.

Điều đáng chú ý nhất với cố nghệ sỹ Trịnh Thịnh trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật có lẽ cũng chính là thời gian này, khi hãng phim truyện Việt Nam sản xuất bộ phim đầu tiên của lịch sử điện ảnh Cách mạng Việt Nam – Chung một dòng sông. Dù không đảm nhận vai chính, nhưng Trịnh Thịnh đã làm tròn vai diễn của mình, đóng góp cho sự thành công chung của bộ phim. Diễn xuất của ông, dù chưa qua một trường lớp đào tạo bài bản nào, cũng được đánh giá khá cao. Chung một dòng sông đã bắc chiếc cầu vững chắc đưa người nghệ sỹ bước vào điện ảnh.
NSND Trịnh Thịnh - cuộc đời và những vai diễn - ảnh 2

Sau vai diễn này, Trịnh Thịnh liên tiếp tham gia nhiều bộ phim khác như Vợ chồng A Phủ (1961), Vợ chồng anh Lực (1971), Đường về quê mẹ (1971), Chuyến xe bão táp (1977), Tự thú trước bình minh (1979), Chị Dậu (1980), Thằng Bờm (1987), Lá ngọc cành vàng (1989), Lời nguyền của dòng sông (1992), Xích lô (1995)….

Vẻ bề ngoài và tính cách khiến Trịnh Thịnh rất được các đạo diễn ưa thích cho những vai các cụ già nhà quê hoặc những nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê nông thôn Việt Nam hiền hậu, mộc mạc. Ở thời điểm nào, dù là vai chính hay phụ, chính diện hay phản diện, Trịnh Thịnh cũng được ghi nhận là một nghệ sỹ lao động nghiêm túc, đầy cống hiến. Ông thường thành công ở những vai diễn hài, song, không phải là cách khai thác tiếng cười tự nhiên chủ nghĩa, rẻ tiền, mà ông khai thác triệt để đời sống tâm lý nhân vật.

Bộ phim cuối cùng ông thủ vai chính là Tết này ai đến xông nhà (đạo diễn Trần Lực), 2002. Sau đó, do sức khỏe không cho phép, ông không trở lại màn bạc nữa.

Ông đã từng được trao Bông sen Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất LHP quốc gia lần thứ 8 (1988) với vai diễn ông nội Bờm trong Thằng Bờm và Phó CT huyện trong Thị trấn yên tĩnh.

Nghệ sĩ Trịnh Thịnh về hưu năm 1989. Năm 1997, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Lễ tang của NSND Trịnh Thịnh sẽ diễn ra vào 14h45 ngày 15/4 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).

T. Huyên

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !