NSND Thu Hiền: 'Tôi là người cổ'

Nghệ sĩ của những khúc hát âm hưởng dân ca ngọt ngào tự nhận mình xưa cũ, với lối sống không ồn ào, tác phong bộ đội, ăn mặc chỉ cốt sao giản đơn, tiện lợi.

NSND Thu Hiền sống ở TP HCM cùng gia đình nhưng hàng tháng đều ra Hà Nội đi diễn. Mỗi lần về Hà Nội, cô nghỉ tại căn hộ thuộc diện nhà công vụ được Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam cấp cho trong khu Văn công Mai Dịch, Cầu Giấy. Nơi đây như thế giới nhỏ của NSND Thu Hiền. Bên ngoài có bộ bàn ghế gọn gàng tiếp khách, chỗ nấu ăn với cái nồi cơm điện nhỏ, một số bát đũa trên giá, bên trong là phòng ngủ có một chiếc giường và những vật dụng đơn giản, đặc biệt treo hai bức hình NSND Thu Hiền thời trẻ khi cô mới 15, 16 tuổi.

NSND Thu Hiền: 'Tôi là người cổ' - ảnh 1

NSND Thu Hiền ở tuổi 64. Ảnh: Di Ca.

Nghệ sĩ nói mỗi lần trở về đây cô được sống với bạn bè trong giới nghệ thuật và sống cuộc sống của riêng mình. Lúc này, không còn là NSND Thu Hiền, không sân khấu, không khán giả, thậm chí không cả những lo toan gia đình thường nhật. "Ở trong kia có chồng, có con nhưng tôi sống ngoài này quen rồi. Tôi cứ thích ra ngoài này để tìm lại cái gì xưa của mình, mặc dù chỉ có một mình thôi. Hình như cái tuổi này người ta thích hoài niệm", NSND Thu Hiền chia sẻ.

Vậy là, hàng tháng, cô dành một quỹ thời gian để làm hết mọi thứ cần làm cho gia đình, rồi lại "khăn gói" ra Hà Nội.

Gặp cô ngoài đời, trong chiếc áo màu bộ đội và quần đen giản dị, NSND Thu Hiền như cô thanh niên xung phong với nụ cười còn trẻ trung, tươi tắn và phong cách rất lính.

NSND Thu Hiền tự nhận mình là người cổ. Chiếc điện thoại nắp trượt đời cũ chỉ để nhắn tin và nghe gọi, những công việc cần giải quyết qua mail thì có con gái hoặc cháu lo. "Con gái tôi cứ bảo mẹ không chịu cập nhật thông tin, công nghệ gì cả. Tôi bảo thông tin thời sự thì mẹ xem tivi rồi, mẹ đọc đời tư, tâm sự trên báo làm gì cho phức tạp ra, mẹ đã là người hay nghĩ rồi. Tôi thế mà hay buồn lắm". Cô cũng không thích dùng mạng xã hội để rồi lên đó chia sẻ chuyện này chuyện kia. Ở tuổi 64, nghệ sĩ Thu Hiền thừa nhận phụ nữ ai cũng có nỗi khổ mà đã là nỗi khổ thì chẳng ai giống ai.

Cô cũng nhận mình là "quê một cục" khi chưa đi tắm biển bao giờ, không thích đi du lịch dù có lần bị các con bắt đi cùng. Rời mỗi buổi diễn, nghệ sĩ thường về nhà thay vì đi ăn uống đùa vui cùng mọi người. "Những cái đó không hợp với mình. Tôi thích sống lặng lẽ, làm và nghe những gì mình thích".

Không thuộc về tất cả hào nhoáng, ồn ào, diêm dúa của đời sống bên ngoài. Vậy nghệ sĩ Thu Hiền thuộc về đâu? 

"Là âm nhạc". NSND Thu Hiền cho biết cô theo con đường nghệ thuật từ năm 10 tuổi và vào chiến trường đi hát khi mới 15, 16 tuổi. Ban đầu nghệ sĩ là diễn viên sân khấu, cũng từng nhận một huy chương vàng nhưng nhận thấy việc ca hát nổi trội hơn nên theo nghiệp hát. Đúng 55 năm trong nghề, hát hàng trăm ca khúc, thứ làm nên tên tuổi của cô là những ca khúc âm hưởng dân gian ngọt ngào, đặc biệt là những ca khúc miền Trung. Quê cha Phú Thọ, sinh ở Thái Bình, lớn lên ở Hà Nội nhưng sống chủ yếu ở miền Trung trong những năm tháng chiến tranh, NSND Thu Hiền nói "khoai lúa của miền Trung nuôi mình, cho nên cứ hay nặng lòng là thế".

Nghệ sĩ chia sẻ với cô những ca khúc âm hưởng dân ca miền Trung, Nam bộ đã ngấm vào trong máu. "Âm nhạc dân gian là nguồn mạch âm ỉ trong mỗi con người, ngày xưa mà bây giờ cũng thế. Dân ca thường đi vào lòng người, bởi văn hóa mỗi vùng miền chính là câu ca, tiếng hát. Vì sao câu ca xứ Nghệ hát lên nghe đau lòng, dân ca quan họ lanh lảnh, vui tươi, còn những khúc dân ca miền núi lại cao vút. Hát dân ca phải nắm được hơi thở, cuộc sống, cách phát âm của vùng miền đó".

Âm nhạc - mà chỉ có thể là những giai điệu dân ca, trữ tình, cách mạng - là cuộc sống của Thu Hiền. Cô gần như giãy nảy khi được hỏi liệu có thể hát những dòng nhạc khác. "Có chọn lại tôi vẫn chọn như thế thôi. Không thể liều mình, mỗi bông hoa màu sắc có thể giống nhau nhưng mùi hương phải riêng biệt".

NSND Thu Hiền: 'Tôi là người cổ' - ảnh 2

Nghệ sĩ Thu Hiền khi 15 tuổi (ảnh phải) và 16 tuổi (ảnh trái). Ảnh: NVCC.

Thời gian đi diễn với NSND Thu Hiền giờ đây không còn nhiều như trước. Cô chỉ chọn lọc những chương trình hợp với tính cách bản thân và không khiến cô cảm thấy quá căng thẳng. Nhưng có một thói quen không thể bỏ của cô đó là dành các buổi chiều ngồi nghe đĩa nhạc của chính mình và các ca sĩ trẻ. "Nghe các ca sĩ trẻ để mình không bị cũ, xem giới trẻ bây giờ hát dòng nhạc của mình thế nào, xem mình có cần sửa gì không, bởi đôi khi mình sẽ đi theo lối mòn cổ nếu không biết lắng nghe cả cách hát lẫn cách phối khí của các bạn ấy". Cô cũng tự hào khi những học trò mình chỉ dạy đều trở thành những nghệ sĩ có giải thưởng uy tín và chỗ đứng trong nghề.

Từng đi qua chiến tranh, nằm ở chiến trường ác liệt, từng dùng tiếng hát thay cho thuốc gây mê để mổ cho bộ đội bị thương, từng cõng đồng đội chết trên lưng, nghệ sĩ Thu Hiền thấu tận nhiều điều trong cuộc sống. Với cô, cuộc sống cũng có nhiều lúc buồn nhưng sau đó cô đều tự hát "thôi đành ru lòng mình vậy" để bước qua nó.

NSND Thu Hiền chia sẻ: "Cuộc sống dù có như thế nào tôi vẫn bằng lòng. Bây giờ không bằng lòng thì mình tự làm khổ mình thôi. Tôi thường nhường nhịn, kể cả gia đình, bạn bè, mình chấp nhận mọi thứ, cái gì cho qua được thì cho qua bởi không còn quỹ thời gian nhiều để giận hờn nữa, mà cái gì giận quá thì tôi im lặng. Mình có sức khỏe, thế là tốt rồi, cứ cố sống sao cho tử tế".

Theo VnExpress

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !