Nón làng Chuông: Hơn 3 thế kỷ nhìn lại

Nằm nép mình bên dòng sông Đáy, làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) bao đời nay nổi tiếng với nghề làm nón. Hơn ba thế kỷ trôi qua cùng với sự vận động của cơ chế thị trường và cơn lốc đô thị hóa, nón làng Chuông cũng đã có những thăng trầm nhất định.

Nón làng Chuông hơn 300 năm qua nổi tiếng khắp Kinh Bắc về độ bền, đẹp, thanh thoát. Nhưng có ai biết rằng để tạo được một chiếc nón hoàn thiện, người làm nón đã phải trải qua nhiều công đoạn đầy gian nan, đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Theo các nghệ nhân, mỗi chiếc nón phải trải qua 10 công đoạn: vò lá, phơi nắng, phơi sương, là lá, rẽ lá, bứt vòng, quay mo, khâu nón, lồng nhôi và nứt cạp. Khác với nón Huế chỉ lợp bằng hai lớp lá, nón làng Chuông còn có thêm một lớp mo ở giữa nhằm tạo sự cân đối và chắc chắn.

“Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã dùng những lời hay ý đẹp để miêu tả về công việc của người làm nón. Họ thực sự là người nghệ sỹ tài hoa, chế tác sản phẩm trên chính đôi tay của mình. Để làm được một chiếc nón thanh thoát và mềm mại, đòi hỏi không chỉ sự khéo léo, tỉ mẫn mà còn có cả sự nhiệt thành, bầu tâm huyết với chính “đứa con tinh thần”, với huyết mạch của ngọn lửa nghề truyền thống từ cha ông.

Chị Lưu Thị Thảo với 32 năm kinh nghiệm làm nón

Lên 6 tuổi bập bẹ làm nón, đến nay đã có 32 năm kinh nghiệm trong nghề, chị Lưu Thị Thảo cho hay: “Nón được làm bằng thủ công là chính, phải thắt từng mũi, chả có công đoạn nào làm được bằng máy chỉ trừ vò lá. Mỗi ngày ngồi từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối may ra mới làm được hai chiếc nón hoàn thiện”.

Bác Phạm Thị Mỳ (65 tuổi) bắt đầu làm nón từ thời cắp sách đến trường

Theo người dân, nón làng Chuông được tạo từ một công thức giống nhau, nhưng kỹ thuật qua tay mỗi người mỗi khác. “Có người làm được chiếc nón bán với giá 150 nghìn nhưng cũng có người chỉ bán được mấy chục, điều đó phụ thuộc vào đôi mắt sáng và đôi bàn tay khéo léo”-bác Phạm Thị Mỳ (65 tuổi) chia sẻ.

Có thể nói, qua thời gian, nón làng Chuông vẫn tạo được danh thơm muôn thở nhờ cái tâm sáng của các nghệ nhân dành cho nghề truyền thống của cha ông. 6 phiên chợ một tháng vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 âm lịch, 72 phiên chợ một năm như là lời khẳng định mạnh mẽ cho sự trù phú và nhộn nhịp của làng nghề làm nón bao đời.

Chợ nón làng Chuông họp từ rất sớm, 6 giờ sáng đã tất nập kẻ bán người mua. Từ khắp chợ, tiếng ồn ào, náo nhiệt, rôm rả như phá vỡ không gian yên tĩnh thường ngày của làng quê đồng bằng Bắc bộ. Dưới sân đình, những chiếc nón trắng được xếp chồng lên nhau đẹp mắt đủ kích cỡ, lần lượt trao tay từng nhà buôn, rồi chở lên xe khắp các chuyến hàng Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Sơn Tây...

Theo người dân, giá nón bây giờ đã tăng được chút xíu, trung bình khoảng 30 nghìn đến 50 nghìn một chiếc tùy từng loại, với những loại trang trí cầu kỳ màu sắc thì phải đặt riêng với giá thành cao hơn.

Tuy nhiên, cũng như người dân làng nghề khác, nón làng Chuông đang đối mặt với những thử thách rất lớn từ cơ chế thị trường và vòng xoáy đô thị hóa.

Bác Vũ Thị Hòa (63 tuổi) làm dâu làng Chuông và kể từ đó lấy nghề nón là nghề chính

Nhớ về thời “vang bóng” của làng nghề, bác Vũ Thị Hòa (63 tuổi) cho biết: “Ngày trước nhiều người làm nghề lắm, nhưng giờ mọi người đi làm hết rồi, thanh niên giờ ngồi ở nhà chán, bỏ đi làm việc khác. Ngày xưa đông thật, một nhà có hơn chục người ngồi, tối đến các bà còn ngồi đèn dầu để làm. Giờ thì chỉ còn 2-3 người, thi thoảng mới có 1-2 người sang làm cùng”.

Giờ đây, những người làm nón ở làng Chuông chủ yếu là người có tuổi, người trẻ bận bịu con cái, thanh niên rất ít người còn theo nghiệp cha ông. Bác Mỳ cho biết: “Nhà tôi chỉ còn mình tôi làm nghề này, con cái đi làm hết, mình có tuổi rồi nên không đi đâu cả, chỉ ở nhà làm nón thôi”.

Cũng vì người làm nón chính Chuông ngày càng ít dần nên sản phẩm của người dân làng nghề luôn được các nhà buôn săn đón. Bác Hòa cho hay: “Cứ 10 ngày làm xong thì đưa 10 chiếc nón ra bán, cứ đứng ở chợ là có người mua ngay”.

Rõ ràng, cuộc sống hiện đại đã tác động không nhỏ đến việc phát triển làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, người dân làng Chuông đang nỗ lực để giữ lửa nghề truyền thống. Vì người dân làng Chuông luôn tâm niệm, còn có người dùng nón thì còn có người làm nghề.

Tính bằng thế kỷ, chiếc nón làng Chuông không chỉ che nắng che mưa mà còn làm duyên làm điệu cho biết bao người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

Mai Hương- Thùy Dương

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.