Nổi trôi con chữ vùng lũ

Nhiều trường học vẫn trong tình trạng úng ngập, hư hại, tình trạng bỏ học sau mùa lũ diễn ra ở nhiều nơi tại vùng lũ gần biên giới. Những con chữ ở đây cứ nổi trôi theo con nước.

Nổi trôi con chữ vùng lũ

Trẻ em vùng lũ "giỡn mặt tử thần"

Thảm thương trường lớp giữa mùa lũ dữ

ĐBSCL trải qua trận lũ lịch sử, dấu vết để lại là hiện tượng sạt lở đất, thiệt hại vụ mùa, những ngôi nhà xiêu vẹo, chơ vơ trong nước… Huyện đầu nguồn Hồng Ngự (huyện biên giới của tỉnh Đồng Tháp) vẫn trong tình trạng ngập nước ở một số tuyến đường lộ nông thôn.

Chính quyền địa phương đã tiến hành bơm nước xả lũ, sử dụng hàng trăm bao cát chắn nước nhưng người dân vẫn phải lội nước hoặc dùng thuyền khi di chuyển, sinh hoạt.

Nhiều trường học do nước ngập phía trước sân trường và những đoạn đường quanh trường nên tạm thời cho học sinh nghỉ học hoặc có rất ít học sinh đến trường. Một số trường bị hư hại nặng: tường rào, nhà xe, công trình vệ sinh bị tàn phá.

Các tài liệu, phương tiện dạy học, đồ dùng mầm non… cũng bị lũ cuốn trôi. Việc đến trường ở một số nơi gặp rất nhiều khó khăn.

Nổi trôi con chữ vùng rốn lũ biên giới
Nổi trôi con chữ vùng rốn lũ biên giới
Nổi trôi con chữ vùng rốn lũ biên giới

Nhiều trường học bị hư hại nhưng vẫn nỗ lực tổ chức học tập

Các nhà tập thể dành cho giáo viên cũng trong tình trạng úng ngập, thiếu thốn vật chất, các đồ dùng tối thiểu. Nhiều giáo viên phải cư trú tạm trong nhà dân. Đặc biệt là mối nguy hiểm thường trực khi số lượng giáo viên giám sát rất mỏng ở các trường nên các em rất dễ bị chết đuối trong quá trình học và vui chơi.

Nổi trôi con chữ vùng rốn lũ biên giới

Nhà tập thể cho giáo viên cũng trong tình trạng rất thảm thương

Theo một cán bộ quản lý giáo dục tại đây, vấn đề đáng lưu tâm nhất hiện nay là công tác kêu gọi học sinh quay trở lại lớp học sau lũ, đảm bảo đủ sĩ số học sinh của các lớp học, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh phải bỏ học với các lý do như kinh tế gia đình hoặc khó khăn do lũ.

Quên mất… đường đến trường sau lũ

Nhìn dáng xanh xao, gầy guộc của em Nguyễn Văn Bình ở ấp 3 xã Thường Phước 1 không ai nghĩ em đã 14 tuổi.

“Em cũng muốn đi học, học chữ vui lắm. Nhưng sau trận lũ gia đình em ngày càng khốn đốn hơn, ba em lại đau bệnh suốt. Em phải nghỉ học để phụ giúp mẹ để mấy đứa em có một bữa ăn no”.

Bình bây giờ trở thành lao động chính trong gia đình 5 người, bố bị bệnh nặng liệt một chân, mẹ thì đi làm thuê công việc không ổn định, 2 người em nhỏ hơn học tiểu học và mẫu giáo cũng đang nghỉ học ở nhà.

Thu nhập chính của gia đình là từ những thứ Bình kiếm được bên con rạch nhỏ cạnh nhà., một ít con tép, mấy con cá nhỏ… Mỗi buổi chiều, em cũng đi câu hoặc chích điện ở các con nước lớn. Tuy kiếm được không nhiều nhưng cũng góp phần trang trải cuộc sống, cải thiện bữa ăn trong lúc khó khăn này.

Nổi trôi con chữ vùng rốn lũ biên giới

14 tuổi, Nguyễn Văn Bình đã phải trở thành lao động chính trong gia đình

Những hoàn cảnh như của Bình ở vùng lũ đầu nguồn này không phải là hiếm. Trẻ em ở nơi đây còn làm thêm rất nhiều nghề khác như: hái bông súng, rau muống… đem bán ở các chợ nhỏ, vớt bèo, chăn vịt đồng, giăng lưới…các công việc này rất nguy hiểm khi thường xuyên phải dầm mưa dãi nắng mà số tiền thu được cũng không nhiều. Việc học cứ vì thế lại càng dang dở.

Do cuộc sống mưu sinh các em phải bươn chải sớm nên việc theo học hết chương trình là rất khó khăn. Nguyên nhân chính là do gia đình nghèo khó. Nhiều phụ huynh thậm chí còn cho rằng: con cái đến tuổi lao động phải lo miếng cơm manh áo cho gia đình, không cần học nhiều.

Tình trạng học sinh bậc trung học bỏ học giữa chừng luôn cao hơn ở bậc tiểu học học sinh, chủ yếu là ở lớp 6 và lớp 10, do các em học yếu, ngại thi lại… Theo một thầy giáo ở đây, tình trạng bỏ học, diễn ra nhiều nhất là sau mùa lũ vì các em mải giăng lưới, giăng câu kiếm ra tiền phụ giúp cha mẹ mà quên đến trường tiếp tục việc học.

Nổi trôi con chữ vùng rốn lũ biên giới
Nổi trôi con chữ vùng rốn lũ biên giới
Nổi trôi con chữ vùng rốn lũ biên giới

Vì mưu sinh, tình trạng trẻ em bỏ học ở vùng lũ đầu nguồn Hồng Ngự không phải là hiếm

Ông Nguyễn Văn Lịch, Chủ tịch UBND xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, cho biết: “Chính quyền địa phương đã tìm nhiều cách cách đưa trẻ em vùng lũ đến trường, thay vì nghỉ 2 - 3 tháng mùa lũ. Nhưng tình hình chưa có sự chuyển biến đáng kể. Các em gia đình gặp khó khăn cần có nhiều hơn sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm”.

Trước khi chào tạm biệt em Nguyễn Văn Bình, em đã chia sẻ: “Em sẽ cố gắng kiếm tiền để đến trường thoát ra cảnh đói khổ này, chỉ mong rằng các em của em vẫn được đi học”. Đôi mắt em ánh lên rất nhiều tia hy vọng. Những con chữ cứ trôi nổi theo những cuộc đời nhỏ bé ấy, giữa những dập dềnh của mênh mông sóng nước.

Quốc hiệu

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.