Niềm vui của người 'gieo chữ' thầm lặng giữa đại ngàn Nam Ka

Buôn Lách Ló có 54 hộ dân sống biệt lập giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka. Hầu hết người lớn trong buôn đều mù chữ. Vậy nên nhiều thế hệ giáo viên đã không quản trèo đèo, lội suối tới đây 'gieo' từng con chữ.

Khởi đầu từ điểm trường tre nứa nơi núi rừng

Đường vào buôn Lách Ló là một thách thức lớn đối với những ai muốn vào thăm nếu gặp trời mưa.

Buôn Lách Ló thuộc xã Nam Ka (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) trước đây là “buôn 5 không” với không điện, đường, trường, trạm và không có nước sạch để sinh hoạt. Buôn cũng đạt kỷ lục khi chỉ có 54 hộ với 234 nhân khẩu nhưng có tới 99% hộ nghèo và cận nghèo. Đặc biệt, hầu hết người dân trong buôn đều mù chữ.

Cũng chính vì điều kiện khó khăn như vậy nên công tác xóa mù, giảng dạy tại điểm trường buôn Lách Ló càng gian nan hơn gấp bội phần.

Buôn Lách Ló biệt lập giữ núi rừng Nam Ka.

Trần Thị Tố Loan – Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Hướng Dương (xã Nam Ka) cho biết, năm 2014 Trường mầm non Hoa Hướng Dương được thành lập với 5 lớp học tại điểm chính cho toàn bộ trẻ của 6 thôn, buôn. Riêng buôn Lách Ló, học sinh không thể đến lớp để học vì cách xa điểm trường chính hơn 15km. Hơn nữa về mùa mưa thì đường lầy lội, trơn trượt, nguy hiểm cho các cháu.

“Với quyết tâm bằng mọi cách để trẻ em buôn Lách Ló phải được đến trường như ở các thôn, buôn khác nên chúng tôi phải lặn lội vào tận nơi xem xét tình hình, tổ chức họp và lắng nghe nguyện vọng của bà con và may mắn được tất cả mọi người đồng lòng ủng hộ thành lập điểm trường”, cô Loan chia sẻ.

Ngày trước các cô giáo phải đi xin từng can nước hay ra suối lấy nước về sinh hoạt. 

Cũng theo cô Loan, thời điểm đó để mở điểm trường giảng dạy tại buôn Lách Ló là việc không hề đơn giản vì liên quan đến nhiều thủ tục pháp lý, nhất là quỹ đất cho điểm trường. Ban Giám hiệu cùng thầy cô giáo Trường mầm non Hoa Hướng Dương đã tuyên truyền cho bà con hiểu nếu thành lập điểm trường thì phải hiến đất mới mở được, nhưng bà con chỉ cho mượn chứ không cho hẳn. 

Nhà trường đã kiên trì cử giáo viên đi vận động từng hộ dân, mặt khác báo cáo với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để được hỗ trợ. 

Sau một thời gian, Già làng đã hiến tặng 1.000m2 cho việc mở điểm trường. Đến tháng 10/2015, lớp học tạm được dựng lên bằng tranh, tre, nứa, lá với sự hỗ trợ của bà con trong buôn.  Đây là cột mốc quan trọng giúp thế hệ tương lai trong buôn Lách Ló không còn bị mù chữ như cha anh mình nữa.

Đến năm 2018, điểm trường này bị xuống cấp nghiêm trọng, cô trò phải học tập, sinh hoạt trong lớp xập xệ, dột nát, ẩm thấp nên nhà trường đã đề xuất các cấp chính quyền đầu tư xây dựng phòng học kiên cố.

Cuối năm 2018 điểm trường lẻ buôn Lách Ló được xây dựng với 1 phòng học, 2 phòng nội trú cho giáo viên. Đây là một sự cố gắng không hề nhỏ của tập thể lãnh đạo và giáo viên Trường Mầm non Hoa Hướng Dương cộng với sự ủng hộ của chính quyền địa phương và bà con trong buôn.

Người 'gieo chữ' thắp lên hi vọng

Vượt hơn 20km đường từ trung tâm xã Nam Ka, trong đó khoảng 10km đường rừng quanh co, qua nhiều con suối, chúng tôi mới đến được điểm trường Lách Ló của Trường mầm non Hoa Hướng Dương. 

Tại đây mọi người hết sức bất ngờ vì dù còn khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng khuôn viên điểm trường vẫn sạch sẽ, gọn gàng. Từng hàng gạch được xếp gọn gàng tạo lối đi sạch sẽ từ phòng học đến sân chơi và nhà ở giáo viên.

Tâm sự với chúng tôi, cô giáo H’ Bích Du chia sẻ, cô đã có gia đình và 2 con, nhà ở cách điểm trường này hơn 50km. Mỗi khi vào mùa mưa, có khi cả tháng mới cô mới về nhà được.

Ở đây sống biệt lập nên nhớ chồng con lắm, do đi lại khó khăn nên dù muốn cũng không thể về thường xuyên được. Hơn nữa, ở đây các em cần được học để làm quen tiếng Việt, chứ mai mốt rất khó. Mình tình nguyện vào đây vì đã ổn định gia đình rồi, các cô giáo trẻ phải ở ngoài kia mới có cơ hội lấy chồng”, cô Bích Du tâm sự thật lòng.

Những em nhỏ trong buôn Lách Ló được tới trường nhờ tinh thần vượt khó của các giáo viên.

Cùng nỗi niềm với cô H’Bích Du, cô giáo Hoàng Thị Cẩm Vân cho biết, mọi người ở đây phải làm quen với việc không có internet và sóng điện thoại cũng chập chờn. Muốn nghe, gọi cho người thân hay đồng nghiệp thì điện thoại phải để cố định một chỗ. 

Tuy phải ở xa nhà, thiếu thông tin liên lạc và giải trí nhưng các cô giáo ở nơi thâm sơn cùng cốc này vẫn luôn lạc quan yêu đời và mỗi con chữ gieo xuống là một nụ cười bật lên.

“Dù khó khăn nhưng khi vào đây chúng em có nhiều kỉ niệm không bao giờ quên, từ con đường trơn trượt té lên, té xuống mỗi khi đi đến trường cho đến những buổi đến tận rẫy để “dụ” học sinh ra lớp học tập.  Ngoài ra còn có những bữa sinh nhật đơn sơ cho các cháu hay là bữa cơm chiều đạm bạc cùng nhau... Những kỷ niệm đó là động lực để chúng em cố gắng hơn trong công việc và cuộc sống”, cô Vân tâm sự.

Ông Y Wang Buôn Rung - Bí thư Đảng ủy xã Nam Ka cho biết: "Lách Ló là buôn căn cứ cách mạng, trong kháng chiến đã đóng góp công lao cùng với quân và dân tại địa phương đánh thắng giặc Mỹ. Đảng và Nhà nước thương bà con, đã có kế hoạch và nhiều lần tổ chức vận động bà con đến nơi ở mới có điều kiện tốt hơn, nhưng bà con vẫn mong muốn ổn định cuộc sống tại đây.

Vì thế, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư 2 điểm trường, nhà cộng đồng, điện lưới cũng được kéo đến nhà dân. Tuy vậy, để duy trì dạy học và phát triển giáo dục thì rất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, năm học 2022-2023, lớp mầm non ở điểm Lách Ló sẽ có 24 cháu ở 3 độ tuổi: 7 cháu 5 tuổi, 7 cháu 4 tuổi và 10 cháu 3 tuổi. Hi vọng với sự nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ, không ngại khó khăn, gian khổ cùng với sự hỗ trợ tối đa của chính quyền địa phương và bà con trong buôn Lách Ló, tập thể giáo viên Trường Mầm non Hoa Hướng Dương sẽ làm tốt hơn nữa, cống hiến vì sự nghiệp trồng người giữa đại ngàn Nam Ka.

Hải Dương

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !