Mùng 3 Tết thầy: Xúc động hành trình gieo chữ của cô giáo người Mông

Phải trèo đèo, lội suối, sống trên bản làng xa xôi cách nhà 70km song cô giáo Cứ Thị Pàng Dinh (Mù Cang Chải, Yên Bái) vẫn kiên trì bám trường, bám lớp vì sự nghiệp “trồng người”, đem con chữ đến với con em đồng bào dân tộc.

Trường mầm non Hoa Hồng nơi cô Dinh công tác là ngôi trường có 648 trẻ, trong đó dân tộc Mông là 587 trẻ, dân tộc Thái 54 trẻ, còn lại là trẻ dân tộc Kinh, Tày, Mường, Dao. Đa số bố mẹ các em đều là nông dân và thuộc diện hộ nghèo nên cuộc sống khó khăn và vất vả.

Trường mầm non Hoa Hồng cách huyện hơn 50 cây số, 6 điểm lẻ chưa có điểm nào có đường bê tông xuyên suốt (chỉ có một số đoạn ngắn trơn - dốc thì được bà con nhân dân đổ bê tông rộng 1m để dễ đi hơn). Nhà trường vẫn còn thiếu thốn nhiều về trang thiết bị dạy học, nhất là ở cơ sở lẻ.

Thế nhưng, đang dạy ở điểm chính trường mầm non Hoa Hồng, cô giáo Cứ Thị Pàng Dinh lại tình nguyện lên dạy trên điểm trường Lùng Cúng (Mù Cang Chải) dù cô Dinh phải gửi con cho bà ngoại khi con chưa đầy 20 tháng tuổi.

{keywords}
Niềm vui gieo chữ của cô Dinh.

Cô Dinh đến điểm trường Lùng Cúng, nơi được người ta gọi là vùng "4 không": không điện, không sóng điện thoại, không nước sạch, không trạm y tế.

Đến đây tôi mới thấm sự gian khó nơi đây còn hơn gấp bội bản Mú Cái Hồ - nơi tôi công tác trước đó. Để đến điểm trường, tôi phải đi trên con đường dài gần 30 cây số với những cung đường hiểm trở, bên thì vách cao, bên thì vực sâu, mặt đường thì xẻ 4, 5 rãnh, đoạn thì đá lởm chởm, mưa thì trơn như bôi mỡ....

Những lần đi lên, xuống mà gặp mưa dù đã lắp xích xe nhưng không lần nào tránh khỏi những cú ngã tưởng chừng như không dậy nổi và tất nhiên những lần xuống trường không tránh khỏi chuyện đẩy xe nhiều hơn ngồi xe” - cô Dinh chia sẻ.

{keywords}
Bữa cơm tối dưới ánh đèn pin của cô giáo Dinh.

Cô Dinh kể lại, đường đi đã khó vậy mà ở điểm trường còn khó hơn khi thiếu thốn đủ bề, không có đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học.

Trước tình cảnh ấy, cô Dinh cùng với hai cô giáo và một thầy giáo tiểu học đã bắt đầu giải quyết phần nào những khó khăn đó. Các thầy cô tự tìm nguồn nước sạch để kéo nước về, những đoạn ống dẫn nước được buộc, nối chằng chịt. Thầy cô cũng tự làm vườn trồng rau cỏ, làm đồ chơi ngoài trời như bập bênh, xích đu, ống chui... cho các con chơi.

Muốn các con đến lớp học, cô Dinh cùng đồng nghiệp đến từng gia đình vận động, rồi trực tiếp thu giấy tờ hồ sơ học sinh bản gốc để về photo công chứng cho các con. Có những gia đình chưa có đăng kí kết hôn, chưa có sổ hộ khẩu, chưa có giấy khai sinh cho con... cô Dinh còn trực tiếp vận động rồi đưa xuống xã để làm giấy tờ.

Nhiều học sinh khi mới đến lớp còn khóc, chân tay mặt mũi còn chưa sạch sẽ vì phải đi bộ đến trường nên cô giáo cũng tận tay dắt các cháu ra rửa ráy chân tay, chăm lo cho các cháu như con mình.

Tại điểm trường Lùng Cúng, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các con nên các con chưa có nề nếp trong học tập, vui chơi, trong sinh hoạt ở lớp, tiếng phổ thông hạn chế nhiều... nên cô giáo phải dạy, hướng dẫn từng tí một.

Khổ nhất là khi đêm về nhưng điểm trường lại không có điện, những cô giáo như chúng tôi chỉ biết ngồi bên bếp lửa và kể cho nhau nghe về gia đình mình cho vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ con.

Cứ chiều Chủ nhật lên điểm trường, chiều thứ 6 lại từ điểm trường về nhà, có những lần con ốm đau nằm viện còn không hay biết gì. Đôi khi biết được công việc của nhà trường hay gia đình thì đã quá thời gian do nhận được thư muộn (thư gửi qua người dân xuống xã).

Rồi những lần đi họp bản, hay đi gọi học sinh đến nửa đêm mới về đến điểm trường. Đó là những gì chúng tôi đã trải qua ở đây”, cô Dinh tâm sự.

{keywords}
 
{keywords}
Đường tới điểm trường vô cùng khó khăn.

Khó khăn là vậy nhưng vì yêu nghề, mến trẻ cô Dinh cùng các bạn đồng nghiệp đã hết lòng chăm sóc, giáo dục các con đạt kết quả tốt.

Một năm ở trên điểm trường Lùng Cúng, với cương vị là trưởng cơ sở cô Dinh đã kết hợp với trưởng bản, bí thư chi bộ bản cùng họp dân, tuyên truyền vận động bà con cải tạo khuôn viên trường lớp như láng sân bê tông, đổ bê tông đoạn đường dài gần 300m vào điểm trường, tuyên truyền vận động bà con cho con em đi học, không những là các cháu mầm non mà còn là các cháu tiểu học, trung học cơ sở không bỏ học.

Tôi thật sự rất thương trẻ nơi đây khi mùa đông đến, thường xuyên có băng tuyết mà nhiều trẻ lại chỉ có mảnh áo mỏng manh, không giày dép, nhiều khi ốm đau như sốt, ho, hay bị bệnh ngoài da, phụ huynh cũng không quan tâm lắm. Vậy là tôi lại là thầy thuốc bất đắc dĩ khám chữa bệnh và điều trị cho các cháu", cô Dinh nhớ lại.

Trẻ mầm non được ví như là cái móng của ngôi nhà, muốn ngôi nhà vững chắc thì móng nhà phải tốt, phải vững chắc trước đã. Nhận thức được điều đó nên mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Hoa Hồng đều cùng đồng lòng đoàn kết chung tay xây dựng nhà trường ngày một phát triển đi lên, xây dựng một ngôi trường hạnh phúc.

Bản thân cô Dinh cũng luôn cố gắng tự học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cô không ngại khó, ngại khổ, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần chắp cánh ước mơ cho những học sinh vùng cao.

Hoàng Thanh

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !