Những trở ngại đối với việc châu Âu ‘đoạn tuyệt’ dầu và khí đốt của Nga

Nhà phân tích tài chính Nikolai Podlevsky cho biết, Liên minh châu Âu (EU) không thể nhanh chóng từ bỏ dầu khí của Nga, điều này đặc biệt đúng đối với nhiều quốc gia ở Đông Âu.

Trong cuộc phỏng vấn với Lenta.ru, ông Podlevsky đã liệt kê những trở ngại đối với việc các nước châu Âu nhanh chóng từ chối các nguồn năng lượng của Nga.

Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu, ông Josep Borrell thông báo, các ngoại trưởng EU sẽ không thể bỏ qua vấn đề cấm vận dầu mỏ đối với Nga vào ngày 16/5 do những bất đồng nghiêm trọng.

“Tất nhiên, chúng tôi sẽ thảo luận về lệnh cấm vận dầu mỏ và chúng tôi sẽ cố gắng tháo gỡ tình hình, nhưng tôi không thể đảm bảo điều này, vì phe phản đối rất mạnh”, ông Borrell giải thích.

{keywords}
Để phản đối chiến dịch quân sự của Moscow nhằm vào Kiev, một số quốc gia châu Âu đã kêu gọi ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu năng lượng của Nga. (Ảnh: RIA)

Trước đó, Hungary đã phủ quyết lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Budapest cho rằng, việc từ bỏ dầu của Nga sẽ gây ra quá nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nước này.

Lệnh cấm vận

“Về mặt hình thức, EU có thể thay thế dầu của Nga, vì thị trường dầu là toàn cầu và việc giao hàng từ điểm này đến điểm khác không quá khó”, ông Podlevsky nói.

Tuy nhiên, theo ông Podlevsky, có những khó khăn nhất định đối với châu Âu. Về mặt xuất khẩu dầu, chẳng hạn như sau khi sụt giảm vào năm 2020, khi các luồng quá cảnh, khách du lịch và các luồng khác giảm do đại dịch. Có vẻ như thế giới vẫn có thể làm việc nếu không có dầu từ Nga. Nhưng đừng quên nước này cũng cung cấp khối lượng lớn các sản phẩm dầu mỏ mà người tiêu dùng châu Âu.

Ngoài ra, theo nhà phân tích, mức tiêu thụ cao nhất cũng được quan sát thấy do hoạt động quân sự đặc biệt của Nga trên lãnh thổ Ukraine.

“Các yêu cầu đã tăng lên do nhu cầu về khối lượng lớn nhiên liệu cho việc di chuyển các thiết bị quân sự. Đồng thời, cũng có một số vấn đề về hậu cần khi các nhà máy lọc dầu của châu Âu được thiết kế riêng cho dầu nặng của Nga. Tất cả những điều này khiến việc từ chối nhanh chóng năng lượng của Nga là không thể”, ông Podlevsky nói thêm.

“Tất nhiên, hệ thống này có thể được xây dựng lại từ từ, nhưng trong tương lai phảt mất vài năm nữa để châu Âu sẽ có thể tự lập hoàn toàn khỏi dầu mỏ và các sản phẩm dầu của Nga. Nhưng tất cả những điều này liên quan đến chi phí tài chính và thời gian lớn”, ông Podlevsky giải thích.

Vấn đề này đặc biệt đúng đối với các nước Đông Âu, theo đó, việc thay thế các nguồn cung cấp của Nga sẽ đòi hỏi những chi phí bổ sung đáng kể. Đối với khí đốt của Nga, nhà phân tích ước tính mức độ phụ thuộc là gần 100%.

Theo ông Podlevsky, nhìn chung, ở châu Âu, cân bằng cung và cầu về khí đốt đã đến mức không thể từ bỏ trong tương lai gần. Vì vậy, “nếu Nga tỏ ra cứng rắn, EU sẽ buộc phải đồng ý với các điều khoản của nước này”.

“Tình trạng này sẽ tiếp tục trong ít nhất 1,5 năm tới. Mặc dù khá khó để đưa ra thời gian cụ thể, bởi vì tình hình có thể thay đổi cứ sau vài tuần”, nhà phân tích kết luận.

Trước đó, Đức thông báo sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Nga cho đến hết năm 2022, ngay cả khi EU không đạt được đồng thuận về việc áp dụng lệnh cấm vận dầu mỏ như một phần của gói trừng phạt chống Nga tiếp theo.

Cụ thể, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm 20/4 cho biết, chính quyền Berlin đã quyết định sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay.

Được biết, Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu, gần đây đã tăng cường nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.

Thống kê cho thấy, Nga chiếm 25% lượng dầu nhập khẩu của Đức tính đến đầu tháng 4, giảm từ 35% so với khoảng thời gian trước khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Việc ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với Đức, do quốc gia này trong quý đầu tiên đã nhận được khoảng 40% lượng khí đốt từ Nga.

Thanh Bình (lược dịch)

EU có sẵn sàng thay thế dầu Nga?

EU có sẵn sàng thay thế dầu Nga?

Liên minh châu Âu (EU) là một “hòn đá tảng” trong việc đạt được thỏa thuận cắt nguồn cung dầu từ Nga. Nếu lệnh cấm vận đối với than đá của Nga gần như không gây “đau đớn”, thì việc “chia tay” với dầu hóa ra khó khăn hơn nhiều.

Dầu mỏ Nga làm ‘xói mòn’ EU?

Dầu mỏ Nga làm ‘xói mòn’ EU?

Theo tờ Hürriyet của Thổ Nhĩ Kỳ, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, nhưng Hungary và Slovakia không thể đồng ý với điều này.

Quốc gia đầu tiên chạm gần tới phổ cập ô tô điện một cách ngoạn mục

Hiện nay Na Uy là nước duy nhất ở châu Âu có gần như toàn bộ ô tô bán ra đều là xe chạy điện.

Những mẫu ô tô điện 'hàng hiệu' đã qua sử dụng giá siêu rẻ

Năm mẫu xe điện phổ thông từng rất nổi tiếng dưới đây có giá bán xấp xỉ chỉ 15.000 bảng Anh, tức là chưa đến 435 triệu đồng.

Cựu cố vấn quyết đối đầu ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2024

Cựu Thống đốc bang New Jersey Chris Christie chính thức tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 bằng những lời công kích cựu Tổng thống Donald Trump.

Máy bay Ấn Độ hạ cánh khẩn cấp tại Nga

Một máy bay của hãng Air India khởi hành từ New Delhi tới San Francisco (Mỹ) đã buộc phải đổi hướng và hạ cánh ở một sân bay thuộc vùng Viễn Đông, Nga do một động cơ gặp sự cố kỹ thuật.

Anh chàng cơ bắp chi 100.000 USD để làm phẫu thuật cao hơn vợ

MỸ - Dù sở hữu một thân hình cơ bắp cùng chiều cao 1,82m - vượt quá mức trung bình của nam giới, song anh Brian Sanchez vẫn chưa hài lòng.

Hình ảnh nước dâng cao do vỡ đập Kherson, Ukraine gấp rút sơ tán hàng nghìn dân

Chính quyền Ukraine đã phải sơ tán hàng nghìn người dân ở Kherson sau khi đập Kakhovka bị vỡ, khiến mực nước sông Dnipro dâng cao.

Lĩnh án 10 năm tù vì bỏ mặc em trai bên suối dẫn tới chết đuối

HÀN QUỐC - Tòa án đã tuyên phạt 10 năm tù đối với người anh ép em trai thiểu năng trí tuệ uống rượu và thuốc ngủ, sau đó bỏ rơi em gần một con suối dẫn tới chết đuối.

Singapore quyết định chấm dứt đua ngựa sau hơn 180 năm

Lịch sử hơn 180 năm đua ngựa ở Singapore dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2024, sau khi trường đua ngựa duy nhất của nước này tổ chức cuộc đua cuối cùng.

Pháp phản đối kế hoạch mở văn phòng NATO ở Nhật Bản

Tổng thống Pháp đã từ chối phê duyệt kế hoạch mở văn phòng liên lạc của NATO tại Nhật Bản, và cho rằng NATO không nên vươn ra ngoài khu vực Bắc Đại Tây Dương.

Cô gái truyền dịch trên đường đi làm khiến nhiều người thương cảm

TRUNG QUỐC - Hình ảnh một cô gái ở Thượng Hải tự truyền dịch trên đường đi làm đã khiến nhiều người thương cảm và châm ngòi cho một cuộc tranh luận về áp lực công việc ở các thành phố lớn của Trung Quốc.

Đang cập nhật dữ liệu !