Những sự kiện nổi bật nhất thế giới năm 2021

Thế giới bước vào năm 2021 với niềm lạc quan, tuy nhiên năm qua lại đón nhận nhiều bất ổn chính trị, xung đột và sự cố, trong khi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Sau một năm 2020 đầy biến động và khó khăn, khi thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19, các cuộc tấn công khủng bố và xung đột vũ trang, nhiều người hy vọng rằng năm 2021 sẽ mang lại sự ổn định về kinh tế và bình thường hóa tình hình chính trị - xã hội. Tuy nhiên, năm nay dường như khác xa với những hy vọng đó. Nhiều sự kiện đã xảy ra khiến mọi người trên thế giới tranh cãi, lo lắng và một lần nữa hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất vào năm 2022.

Sau đây cùng trang Lenta.ru tổng kết lại những sự kiện nổi bật nhất thế giới năm 2021:

Bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ

{keywords}
Bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ.

Năm 2021 bắt đầu với cuộc bạo loạn ở Washington D.C, sau khi thành viên đảng Dân chủ Joe Biden thắng cử tổng thống Mỹ. Đối thủ của ông trong cuộc tranh cử, cựu Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi những người ủng hộ không chấp nhận cuộc bỏ phiếu. Vào ngày 6/1, một đám đông người biểu tình đã phá vỡ hàng rào an ninh của Điện Capitol và chiếm một phần của tòa nhà trong vài giờ. Vụ tấn công đã làm gián đoạn phiên họp của Quốc hội Mỹ, trong đó kết quả bầu cử được thông qua.

Sau đó, vào ngày 14/1, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu để buộc tội ông Trump với cáo buộc kích động bất ổn, nhưng cáo buộc này không nhận đủ phiếu và cựu tổng thống được tha bổng. Các sự kiện vào tháng Giêng tại thủ đô Washington cho thấy sự chia rẽ nghiêm trọng vẫn tồn tại trong xã hội Mỹ.

Ông Joe Biden trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ

{keywords}
Ông Joe Biden trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ.

Ngày 7/1, Quốc hội Mỹ đã chính thức phê chuẩn nghị sĩ đảng Dân chủ Joe Biden làm tổng thống thứ 46 của Mỹ. Ngày 20/1, trong lễ nhậm chức, ông Biden cam kết sẽ trở thành tổng thống của tất cả người Mỹ, kể cả những người không ủng hộ ông trong cuộc bầu cử. Tuy nhiên, ông không những không có được những người ủng hộ mới mà còn mất đi những người cũ.

Năm đầu tiên đương nhiệm của ông Biden là một trong những khởi đầu kém may mắn nhất trong 40 năm cầm quyền. Xếp hạng của ông đã giảm xuống mức thấp kỷ lục chỉ 35% dân số ủng hộ và hơn 50% nói tiêu cực về ông. Người dân cho rằng, nhà lãnh đạo đất nước quá già so với vị trí của mình và giới truyền thông thường xuyên đưa tin về sự buồn ngủ cũng như dè dặt của ông tại các hội nghị.

Siêu tàu chở hàng Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez

{keywords}
Siêu tàu chở hàng Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez.

Ngày 23/3, tàu container Ever Given mắc cạn và chặn kênh đào Suez. Trong 6 ngày, giao thông dọc theo con kênh đã bị dừng lại. Lực lượng cứu hộ chỉ có thể đưa con tàu ra khỏi vùng nông và giải cứu nó vào ngày 29/3, hoạt động hàng hải được nối lại vào tối cùng ngày. Vụ việc gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế Ai Cập và các nước khác. Theo một số báo cáo, các công ty trên khắp thế giới thiệt hại ít nhất 400 triệu USD cho mỗi giờ ngừng hoạt động ở kênh đào Suez. Việc ngăn chặn sự di chuyển của các tàu chở dầu từ các nước Ả Rập đã khiến giá “vàng đen” tăng hơn 5%.

Nhà chức trách Ai Cập đã bắt giữ Ever Given và yêu cầu bồi thường 900 triệu USD. Số tiền này bao gồm chi phí giải cứu con tàu container mắc cạn, sửa chữa, cũng như chi trả cho những thiệt hại kinh tế do kênh đào tắc nghẽn.

Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu

{keywords}
Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu.

Vào năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh cuối cùng đã hoàn tất mọi thủ tục cho việc Vương quốc Anh rời khỏi châu Âu (Brexit). Thời điểm này được đánh dấu bằng việc phê chuẩn “Hiệp định Thương mại và Hợp tác” giữa London và Brussels.

Theo các điều khoản của hiệp định, Anh rời khỏi thị trường đơn lẻ và liên minh thuế quan của EU, nhưng vẫn giữ khả năng thương mại với EU mà không có thuế và hạn ngạch. Theo Eurostat, dòng chảy thương mại giữa Anh và EU đã giảm đáng kể từ Brexit.

Các tay súng Taliban giành chính quyền ở Afghanistan

{keywords}
Các tay súng Taliban giành chính quyền ở Afghanistan.

Một trong những chủ đề chính của năm là các sự kiện ở Afghanistan. Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút hoàn toàn lực lượng quân đội Mỹ khỏi đất nước Tây Nam Á, các tay súng của phong trào Taliban cực đoan đã hoạt động mạnh trở lại trên lãnh thổ Afghanistan. Sau khi chiếm được hấu hết các thành phố, vào ngày 15/8, Taliban tiến vào thủ đô Kabul và tuyên bố toàn quyền kiểm soát Afghanistan.

Chiến thắng của Taliban ở Afghanistan đã khiến thế giới phải cảnh giác trước sự “kích hoạt” của các nhóm khủng bố khác như al-Qaeda và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Mỹ, Vương quốc Anh và Australia thành lập liên minh quân sự AUKUS

{keywords}
Mỹ, Vương quốc Anh và Australia thành lập liên minh quân sự AUKUS.

Vào ngày 15/9, Mỹ, Anh và Australia đã thống nhất thành một khối quân sự mới có tên AUKUS. Mục tiêu của liên minh được cho là bảo vệ lợi ích chung của các bên trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sức mạnh và thống nhất nỗ lực phát triển lĩnh vực quốc phòng. Vào ngày 22/11, Australia, Anh và Mỹ đã ký thỏa thuận đầu tiên về việc trao đổi các nhà máy điện hạt nhân của hải quân.

Hạng mục gây “ồn ào” nhất của thỏa thuận là chuyển giao cho Canberra công nghệ đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Sau khi thành lập AUKUS, Australia phá vỡ hợp đồng đóng tàu ngầm với Tập đoàn Hải quân Pháp với số tiền 66 tỉ USD.

Các nhà báo công bố “Hồ sơ Pandora”

{keywords}
Các nhà báo công bố “Hồ sơ Pandora”.

Vào ngày 3/10, Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công bố một cuộc điều tra quy mô lớn về sự tham gia của các chính trị gia, doanh nhân và nhân vật của công chúng trong các kế hoạch nước ngoài, có tên là “Hồ sơ Pandora”. Các nhà điều tra đã phát hiện ra các thương vụ nước ngoài của hơn 100 tỷ phú, 35 nhà lãnh đạo thế giới và 400 quan chức chính phủ. Hồ sơ dựa trên dữ liệu từ hơn 11,9 triệu tệp tài liệu với tổng dung lượng 2,94 terabyte.

Việc công bố “Hồ sơ Pandora” đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, nhưng không dẫn đến những thay đổi thực sự. Chẳng hạn, các nghị sĩ Chile ủng hộ việc luận tội Tổng thống Sebastian Piñera do nghi ngờ có âm mưu tham nhũng hàng tỉ USD, nhưng Thượng viện đã không thông qua sáng kiến ​​này.

Bà Angela Merkel rút lui khỏi chính trường

{keywords}
Bà Angela Merkel rút lui khỏi chính trường.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từ chối tranh cử vào Hạ viện vào tháng 9 và quyết định rút lui khỏi chính trường. Vào ngày 26/10, bà thông báo chính thức về việc chấm dứt quyền hạn của thủ tướng Đức.

Trong bối cảnh hậu quả của cuộc khủng hoảng di cư, tình hình khó khăn với Covid-19 và lũ lụt nghiêm trọng, xếp hạng của Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ Đốc giáo (CDU/CSU) do bà Merkel lãnh đạo trong nhiều năm đã giảm đáng kể. Đảng Dân chủ xã hội (SPD) đã chiến thắng trong cuộc bầu cử và ông Olaf Scholz trở thành thủ tướng mới của Đức.

Khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan-Belarus

{keywords}
Khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan-Belarus.

Sau khi Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ chối “kiềm chế” dòng người nhập cư bất hợp pháp tìm đến các nước EU dẫn đến cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan-Belarus leo thang. Kể từ đầu tháng 11, hàng nghìn người tị nạn từ Iraq, Syria và các quốc gia khác ở Trung Đông đã tập trung  ở biên giới Ba Lan-Belarus. Dòng người di cư đang cố gắng xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ của Ba Lan và gây ra các cuộc đụng độ với lực lượng biên phòng.

Liên minh châu Âu gọi tình huống với người di cư là một cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào các nước phương Tây và đổ lỗi cho quan chức Minsk về những gì đang xảy ra. Các chính trị gia châu Âu cho rằng, “ông Lukashenko đang sử dụng người di cư làm đạn dược và kích động châu Âu để đạt được các mục tiêu chính trị”.

Các đợt dịch Covid-19 mới

{keywords}
Các đợt dịch Covid-19 mới.

Trong suốt năm 2021, đại dịch Covid-19 trên toàn cầu tiếp tục cướp đi sinh mạng của người dân ở khắp thế giới. Hơn 5 triệu người đã trở thành nạn nhân của Covid-19. Kể từ tháng 4, biến chủng Delta bắt đầu lây lan khắp hành tinh và vào tháng 6 “thống trị” toàn thế giới. Các nhà khoa học nhấn mạnh, biến chủng này nguy hiểm hơn, vì nó lây truyền nhanh hơn và gây ra các triệu chứng khác nhau.

Trong bối cảnh tình hình dịch tễ ở các nước ngày càng trầm trọng, các biện pháp hạn chế bắt đầu được thắt chặt. Một sự đổi mới quan trọng là việc tạo ra một hệ thống “thẻ thông hành” đã được giới thiệu ở nhiều nước EU. Giấy chứng nhận tiêm chủng bắt buộc bắt đầu có hiệu lực ở hầu hết tất cả các nơi công cộng. Điều này đã gây ra các cuộc phản đối lớn của những người từ chối tiêm chủng. Tuy nhiên, sự bất bình của công chúng không làm thay đổi chiến lược của các nhà chức trách.

Vào ngày 11/11, một chủng Covid-19 mới gọi là Omicron được xác định ở Nam Phi, được cho là tốc độ lây nhiễm nhanh hơn chủng Delta và có thể né tránh vắc xin. Đến nay, biến chủng này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ... Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định đây là biến chủng đáng lo ngại do gây ra sự thay đổi bất lợi trong dịch tễ học Covid-19, nhiều khả năng Omicron sẽ lây lan ở mức độ toàn cầu.

Thanh Bình (lược dịch)

Nhiều quốc gia xây dựng ‘tuyến phòng thủ’ chống lại Omicron

Nhiều quốc gia xây dựng ‘tuyến phòng thủ’ chống lại Omicron

Trong bối cảnh sự lây lan nhanh của biến chủng Omicron, các quốc gia đang áp dụng các biện pháp khẩn cấp để chống lại “dị nhân” của Covid-19 vào đêm giao thừa.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !