Những quyết định bước ngoặt của Tổng thống Putin năm 2020

Năm 2020 sắp qua đi sẽ được người Nga ghi nhớ chủ yếu vì đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất, vẫn còn có những sự kiện tốt đẹp hơn.

Sau đây cùng hãng tin RIA FAN giới thiệu những thành công và thành tựu đạt được của Nga trong năm 2020 dưới sự chỉ đạo Tổng thống Nga Vladimir Putin:

Kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng

Đã 75 năm trôi qua kể từ khi cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại kết thúc. Nhiều thế hệ đã phát triển trong những năm qua, bản đồ chính trị của thế giới cũng đã thay đổi. Ngày đáng nhớ nhất ở Nga vào năm 2020 dường như đã bị lu mờ bởi một đại dịch khiến Lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng phát xít có nguy cơ không thể diễn ra. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra một quyết định cứng rắn đó là “vẫn sẽ tổ chức cuộc duyệt binh”.

Do đại dịch Covid-19 Lễ duyệt binh vào ngày 9/5, đã phải hoãn lại đến ngày 24/6, nhưng nó không được chọn một cách tình cờ. Chính vào ngày này cách đây 75 năm, đã diễn ra cuộc duyệt binh huyền thoại tại Quảng trường Đỏ của những người lính Hồng quân chiến đấu bảo vệ Moscow, Leningrad, Stalingrad, giải phóng châu Âu và tiến vào Berlin.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin và những quyết định mang tính bước ngoặt vào năm 2020. (Ảnh: RIA)

Vì vậy, Lễ duyệt binh vào ngày 24/6/2020 đã trở thành một sự tưởng nhớ và tôn trọng đối với những người tham gia Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Chúng ta sẽ luôn ghi nhớ việc quân và dân Liên Xô đã đập tan chủ nghĩa phát xít. Hàng triệu người dân Liên Xô thuộc nhiều nước cộng hòa trong Liên bang đã ngã xuống vì chiến thắng cuối cùng. Họ đã chiến đấu can trường và hi sinh vì sự nghiệp chung. Chúng ta thật khó hình dung chuyện gì sẽ xảy ra với thế giới nếu thiếu sự đóng góp to lớn của quân và dân Liên Xô. Chúng ta có trách nhiệm phải bảo vệ sự thật về Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại”.

Vắc-xin Sputnik V

Tiêm vắc-xin chống lại virus SARS-CoV-2 là một trong những nhiệm vụ ưu tiên không chỉ ở Nga mà trên toàn thế giới. Hôm 11/8, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố sản xuất thành công vắc-xin ngừa Covid-19.

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên của Nga đã được đăng ký và sẽ sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn tới đây. Đây là loại vắc-xin do Viện Gamaley ở Moscow nghiên cứu phát triển. Tổng thống Putin cho biết vắc-xin này đã nhận được giấy phép của Bộ Y tế Nga.

Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) ngày 11/11 khẳng định, theo các kết quả thử nghiệm tạm thời, vắc-xin ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga có hiệu quả 92% trong việc bảo vệ con người khỏi nhiễm bệnh.

Trước đó, hôm 5/12 Nga bắt đầu phân phối vắc-xin Covid-19 Sputnik V đến 70 phòng khám ở thủ đô Moscow, đánh dấu đợt tiêm chủng đại trà đầu tiên của nước này để phòng ngừa đại dịch.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Mikhail Murashko chia sẻ, Bộ Y tế Nga cho phép sử dụng vắc-xin Sputnik V để tiêm chủng đại trà cho những người trên 60 tuổi. Trước đó, những người trên 60 tuổi không được tham gia trong chương trình tiêm chủng quốc gia của Nga khi các mũi tiêm được thử nghiệm riêng rẽ cho nhóm tuổi này.

Sửa đổi Hiến pháp Nga

Vào tháng 1/2020, Tổng thống Putin đã đệ trình lên Duma Quốc gia Nga một dự luật “Về việc sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga”, việc này đã trở thành sự khởi đầu của cuộc cải cách hiến pháp. Theo đó, nhóm công tác xây dựng đề xuất sửa đổi Hiến pháp bao gồm các vận động viên, đại biểu quốc hội, chính trị gia, nhà hoạt động xã hội, diễn viên, nhà khoa học, nhà khoa học chính trị. Ngoài ra, tổng thống đề xuất tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.

TASS dẫn thông báo của Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) cho biết, 100% số phiếu bầu trong cuộc trưng cầu dân ý toàn Nga về sửa đổi hiến pháp, diễn ra từ 25/6 đến ngày 1/7 đã được kiểm. Tỉ lệ số phiếu ủng hộ là 77,92%; tỷ lệ không ủng hộ là 21,27%.

CEC cho biết lượng cử tri đi bầu đạt 65%. Theo quy định, những sửa đổi hiến pháp sẽ có hiệu lực nếu 50% số cử tri đi bầu bỏ phiếu ủng hộ. Kết quả này cho thấy các sửa đổi mới trong hiến pháp Nga đã chính thức được thông qua.

Cải cách hiến pháp Nga gồm tổng cộng 206 sửa đổi như đảm bảo mức lương hưu tối thiểu, cấm kết hôn đồng giới, đặt hiến pháp Nga lên trên các văn kiện quốc tế, đồng thời sẽ điều chỉnh lại cán cân quyền lực của nước Nga như gia tăng quyền lực của quốc hội trong thành lập chính phủ.

Văn kiện mới cũng sẽ siết chặt vai trò của vị trí tổng thống; đồng thời thiết lập lại nhiệm kỳ tổng thống của ông Putin về 0, tức mở đường cho ông tái tranh cử thêm hai nhiệm kỳ nữa sau khi nhiệm kì hiện tại kết thúc vào năm 2024.

Nagorno-Karabakh

Trong một thời gian dài, Armenia và Azerbaijan tuyên bố chủ quyền với Nagorno-Karabakh. Năm 1921, Karabakh gia nhập Azerbaijan SSR. Mâu thuẫn bùng phát trở lại sau khi Liên Xô sụp đổ, kết quả của cuộc chiến tranh 1992-1994, Azerbaijan mất quyền kiểm soát đối với Nagorno-Karabakh và bảy vùng lân cận.

Từ tháng 7/2020 xung đột bắt đầu leo thang ở Nagorno-Karabakh, khu vực nằm trong lãnh thổ của Azerbaijan ở vùng Nam Caucasus và tái bùng phát ở khu vực này khi quân đội Armenia và Azerbaijan bắt đầu pháo kích vào các vị trí của nhau trên biên giới ngày 27/9/2020. Các bên tiến hành các cuộc tấn công sử dụng vũ khí hạng nặng gây thương vong cho quân đội của cả hai nước.

Trong khi các nước phương Tây bày tỏ lo ngại về việc bùng phát xung đột, thì Nga lại cố gắng đưa các bên vào bàn đàm phán.

Sau đó, hôm 10/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố kết thúc chiến tranh ở Nagorno-Karabakh. Armenia và Azerbaijan đã ký một thỏa thuận về việc chấm dứt chiến tranh. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga sẽ được triển khai dọc theo chiến tuyến ở Nagorno-Karabakh.

Những người di tản và những người tị nạn quay trở lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh và các khu vực lân cận đặt dưới sự kiểm soát của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn. Việc trao đổi tù binh, những người bị giam giữ khác và thi thể của người chết được thực hiện.

Theo nhà lãnh đạo Nga, thỏa thuận ngừng bắn mới hy vọng sẽ tạo điều kiện cho một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng Nagorno-Karabakh vì lợi ích của cả hai dân tộc.

Viễn cảnh 'u ám' đang chờ chính trị thế giới năm 2021

Viễn cảnh 'u ám' đang chờ chính trị thế giới năm 2021

Tờ SRF của Thụy Sĩ nhận định, các cuộc đối đầu hiện tại giữa các cường quốc trên thế giới có thể leo thang vào năm 2021.

Thanh Bình (lược dịch)

Nhiều người lao động Mỹ sợ bị AI thay thế

Khảo sát mới nhất cho thấy, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nơi làm việc. Nhiều người sẵn sàng nhận lương thấp hơn nếu được phép dùng AI.

Foxconn tăng lương, thưởng cho công nhân sản xuất iPhone

Lao động mới ký hợp đồng tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới sẽ được nhận mức lương, thưởng hậu hĩnh.

Cận cảnh máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất

Hãng hàng không China Eastern mới đây đã đưa máy bay chở khách C919 do Trung Quốc sản xuất vào sử dụng và hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên.

31 tỷ phú nhiều tiền hơn cả Bộ Tài chính Mỹ

Tài sản mà 31 tỷ phú nắm giữ hiện nhiều hơn so với khoản tiền mặt 38,8 tỷ USD của Bộ Tài chính Mỹ tính tới cuối ngày 26/5.

Hàn Quốc bắt nữ nghi phạm giết người, phân xác ngay lần đầu gặp mặt

HÀN QUỐC- Cảnh sát đã bắt giữ nữ nghi phạm bị tình nghi giết, và phân xác một phụ nữ ngoài 20 tuổi ngay lần đầu tiên hai người gặp mặt.

Cặp vợ chồng nhẫn tâm để 7 đứa con sống chung với chuột

MỸ - Cảnh sát Mỹ phát hiện điều kiện sống vô cùng tồi tàn trong căn nhà mà một cặp vợ chồng để 7 đứa con ở chung với chuột, và rác thải.

Tỷ phú Mỹ bất ngờ tặng tiền cho 2.500 sinh viên tại lễ tốt nghiệp

Mỗi sinh viên được trao hai phong bì, mỗi cái chứa 500 USD. Trong đó, một phong bì tặng sinh viên, cái còn lại để họ quyên góp cho một tổ chức hoặc cá nhân gặp khó khăn.

Vì sao người giàu có và quyền lực thường mua siêu du thuyền?

Siêu du thuyền là biểu tượng của giàu có và địa vị. Một lý do quan trọng mà những người giàu có và quyền lực sẵn sàng chi tiền mua phương tiện này là nó mang đến không gian cực kỳ riêng tư.

Trung Quốc từ chối yêu cầu của Mỹ tổ chức họp cấp bộ trưởng quốc phòng

Trung Quốc đã từ chối đề xuất của Mỹ về việc tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 20.

Con trai Thủ tướng Nhật Bản từ chức vì 'hành vi không phù hợp'

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, con trai cả của ông sẽ từ chức thư ký vì đã có những hành vi không phù hợp tại dinh thủ tướng vào năm ngoái.

Đang cập nhật dữ liệu !