Viễn cảnh 'u ám' đang chờ chính trị thế giới năm 2021

Tờ SRF của Thụy Sĩ nhận định, các cuộc đối đầu hiện tại giữa các cường quốc trên thế giới có thể leo thang vào năm 2021.

Theo đó, thất bại trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 sẽ khiến Mỹ không thể tập trung vào chính sách đối ngoại trong một thời gian dài sắp tới, và Trung Quốc ngày càng được coi là một “siêu cường thân thiện”. Thương chiến Mỹ - Trung sẽ tiếp tục “nóng”, tuy nhiên, sẽ mở ra trên một lĩnh vực mới, các chuyên gia dự đoán đây là một sự leo thang của “trò chơi kỹ thuật số”.

Hàng năm, Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế (IISS) trụ sở tại London phân tích các xu hướng địa chính trị chính. Mới đây, IISS đã công bố một nghiên cứu dự đoán nền chính trị toàn cầu sẽ như thế nào vào năm 2021. Theo IISS, với triển vọng thật ảm đạm, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn thế giới và các cuộc xung đột nghiêm trọng giữa các cường quốc đang diễn ra thậm chí có thể leo thang hơn.

{keywords}
Thương chiến Mỹ - Trung vẫn là tâm điểm của chính trị thế giới năm 2021. (Ảnh: Reuters)

Mặc dù thực tế là đại dịch Covid-19 vào năm 2020 đã làm lu mờ các vấn đề khác, nhưng chúng vẫn chưa đi đến đâu. SRF cho rằng, mối quan tâm chủ yếu là do căng thẳng ngày càng tăng giữa các cường quốc trên thế giới. Mối quan hệ Mỹ-Trung đã trải qua thời kỳ tồi tệ nhất kể từ những năm 60 và quan hệ Nga - Mỹ kể từ những năm 80. Tình hình giữa Trung Quốc - Ấn Độ cũng nguy hiểm như năm 1975. Sau bốn năm nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump, lần đầu tiên có một sự không chắc chắn ở mức độ chính trị kể từ khi Thế chiến II kết thúc.

Với việc ông Joe Biden lên nắm quyền, quan hệ Âu - Mỹ sẽ được cải thiện trở lại, ít nhất là bầu không khí chung của họ. Đối với quan hệ giữa các cường quốc còn lại trên thế giới, IISS không nhìn thấy triển vọng tươi sáng đối với Mỹ.

Trong khi đó, chủ nghĩa phiêu lưu trong chính sách đối ngoại của các nhà cầm quyền cũng gia tăng ở Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ khi mâu thuẫn với Armenia, Nga với Ukraine và tình hình ở Syria. Trong quá khứ, sự thống trị của Mỹ đã góp phần “ngăn chặn” ít nhiều xung đột leo thang xung đột. Nhưng sự thống trị đó, IISS dự đoán sẽ không trở lại ngay cả dưới thời ông Biden, người trước tiên cần “chữa lành vết thương chính trị nội bộ” trước khi chuyển sang chính sách đối ngoại.

Ngoài ra, Mỹ đã bộc lộ những điểm yếu của mình trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, điều này gây thiệt hại lâu dài cho danh tiếng của Mỹ. “Đồng thời, một hệ thống đa phương mà cơ sở là Liên Hiệp Quốc đang dần bị lung lay trong năm qua”, SRF nhấn mạnh.

Đổi lại, Trung Quốc “không theo bước chân của Mỹ”, nước này đang trở thành một siêu cường, nhưng không giống như Mỹ, Trung Quốc “không tạo được liên minh mạnh mẽ”. Dự án “Vành đai và Con đường” (BRI) được các nước hiểu “không phải là một lời đề nghị về quan hệ đối tác công bằng, mà là một nỗ lực nhằm gia tăng ảnh hưởng ở nhiều nơi trên thế giới”.

Tuy nhiên, vị trí của phương Tây trên bản đồ địa chính trị sẽ không được xác định bằng các biện pháp quân sự. Các chuyên gia của IISS dự đoán một “trò chơi kỹ thuật số” sẽ diễn ra. Theo SRF, trò chơi này vẫn chưa có luật lệ và những người tham gia vẫn rất hạn chế cũng như người chiến thắng vẫn chưa được xác định.

“Sự đối đầu giữa các cường quốc đang đè nặng lên phần còn lại của thế giới. Giải pháp cho các cuộc xung đột hiện tại cũng khó tìm được như các cách tiếp cận phổ biến để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu hoặc đại dịch”, SRF nhận định.

Theo IISS, vào năm 2021 căng thẳng địa chính trị có khả năng gia tăng. Điều này rất nguy hiểm, bởi vì đôi khi căng thẳng có thể được xả ra theo chiều hướng cực đoan.

Trước đó, theo các chuyên gia, năm 2020, thế giới trải qua đợt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu ước giảm khoảng 3,8%. Kinh tế thế giới có thể sẽ phục hồi với mức tăng khoảng 3,1% vào năm 2021.

Sự phục hồi dự kiến sẽ rõ nét hơn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế quốc tế, hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu sẽ còn dai dẳng. Tăng trưởng GDP có thể đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm 2022-2023, với đầu tư tư nhân và tăng năng suất thấp hơn.

Đối với các nền kinh tế phát triển, mức tăng trưởng GDP vào cuối năm 2021 sẽ vẫn thấp hơn năm 2019 và thấp hơn đáng kể so với mức dự kiến trước đại dịch. Kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến sẽ phục hồi với mức tăng 5,8% vào năm 2021, sau khi ghi nhận mức giảm 7,1% trong năm 2020.

Bất chấp khó khăn, người dân nước nào ở châu Âu vẫn kiếm tiền ‘khủng’?

Bất chấp khó khăn, người dân nước nào ở châu Âu vẫn kiếm tiền ‘khủng’?

Theo Bloomberg, người dân Đan Mạch đã trở nên giàu có hơn trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Số tiền tích lũy của các hộ gia đình ở nước này trong quý 3 lên tới 5,66 nghìn tỉ krone (khoảng 930 tỉ USD).

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !