Những quy định của pháp luật đối với hành vi mua bán người

Mua bán người là một loại tội phạm có tổ chức đang được nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam quan tâm phòng, chống bởi tính chất nguy hiểm và vô nhân đạo của nó.

Xác định đúng tính chất

Trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam, tội mua bán người có khung hình phạt cao khi có tình tiết tăng nặng là “để đưa ra nước ngoài”. Thực tế đấu tranh, hầu hết các vụ án mua bán người xảy ra ở nước ta do các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện đều là các vụ mua bán người qua biên giới để đưa ra nước ngoài.

Theo Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), mua bán người là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi người từ 16 tuổi trở lên như một loại hàng hóa. Vì vậy, khi điều tra vụ án mua bán người, nếu nạn nhân bị đưa ra mua bán là trẻ em chưa đủ 16 tuổi thì là đối tượng tác động của tội mua bán trẻ em (Điều 120 BLHS).

Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi phạm tội của họ thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 119 (hoặc các trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 120) Bộ luật hình sự, như:

“Vì mục đích mại dâm” (Điểm a, Khoản 2, Điều 119 - BLHS): Là trường hợp mua bán người nhằm phục vụ cho hoạt động mua bán mại dâm.

“Có tính chuyên nghiệp” (Điểm c, Khoản 2, Điều 119 - BLHS): Người phạm tội MBN từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã hoặc chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TCTNHS) nếu chưa hết thời hiệu TCTNHS/chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy các lần mua bán người là nghề sinh sống, lấy kết quả của việc mua bán người làm nguồn sống chính…

“Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” (Điểm d, Khoản 2, Điều 119 - BLTH): Mua bán người nhằm lấy một phần cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định của người đó.

“Để đưa ra nước ngoài” (Điểm đ, Khoản 2, Điều 119 - BLHS): Mua bán người để đưa nạn nhân ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong trường hợp nạn nhân chưa bị đưa ra nước ngoài nhưng có căn cứ xác định người phạm tội có ý định đưa nạn nhân ra nước ngoài.

“Đối với nhiều người” (Điểm e, Khoản 2, Điều 119 - BLHS): Mua bán từ 02 người trở lên trong cùng một lần phạm tội.

“Phạm tội nhiều lần” (Điểm g, Khoản 2, Điều 119 - BLHS): Mua bán người từ 02 lần trở lên, không phân biệt các hành vi mua bán đó được thực hiện đối với một người hay đối với nhiều người và trong các lần mua bán đó người phạm tội chưa có lần nào bị TCTNHS và chưa hết thời hiệu TCTNHS.

Trong trường hợp phạm tội chưa đạt (tội phạm chưa thực hiện được đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội) thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Việc nắm vững các quy định trên đây của Pháp luật hình sự nhằm xác định đúng tính chất của tội phạm và tránh bỏ lọt tội phạm trong quá trình điều tra vụ án hình sự liên quan đến tội phạm mua bán người.

Những quy định của pháp luật đối với hành vi mua bán người - ảnh 1

Hành vi cụ thể của tội mua bán người

Hành vi phạm tội mua bán người, có thể bao gồm những hành vi cụ thể, đi kèm với chúng là những thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội và che giấu tội phạm, như: Hành vi tuyển mộ nạn nhân, bằng cách này hay cách khác để có được nạn nhân đem đi bán, có thể bằng các thủ đoạn lừa gạt hoặc cưỡng bức và đe dọa; trong đó, thủ đoạn lừa gạt là phổ biến nhất đối với nhiều nạn nhân là phụ nữ; lừa gạt có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như:

Hứa hẹn tổ chức cho nạn nhân đi thăm quan, du lịch nhưng thực ra là đưa đi bán. Thủ đoạn này thường nhằm vào những nạn nhân có sở thích thăm quan du lịch, ý định đi chơi xa trong nước hoặc du lịch nước ngoài;

Hứa hẹn, giới thiệu nơi có việc làm tốt, thu nhập cao. Thủ đoạn này thường nhằm vào những nạn nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đang thất nghiệp có nhu cầu tìm việc làm để tăng thu nhập;

Hứa giúp đỡ bằng cách đưa đi đến nơi có thể giải quyết được vấn đề. Thủ đoạn này thường nhằm vào những phụ nữ đang gặp vấn đề cần giải quyết như chữa bệnh cho bản thân hoặc người nhà, tìm người thân vắng nhà lâu ngày bị mất tin tức, không có liên lạc với gia đình…

Tuyên truyền bịa đặt, thêu dệt về một tương lai tốt đẹp khi đến sinh sống ở nước ngoài. Thủ đoạn này thường nhằm vào những phụ nữ có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài hoặc những gia đình có ý định cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi.

Một số trường hợp người phạm tội là nam giới đặt quan hệ yêu đương với nạn nhân sau đó đưa nạn nhân đi bán cho người mua ở nước ngoài. Thủ đoạn, khi tiếp xúc với nạn nhân, đối tượng tuyển mộ thường che giấu lai lịch bằng cách dùng tên và địa chỉ giả để ngăn chặn việc nạn nhân có thể tố giác tội phạm với cơ quan bảo vệ pháp luật.

Dùng sức mạnh hoặc sự đe dọa, uy hiếp ép buộc nạn nhân phải đi cùng hoặc gây mê làm cho nạn nhân rơi vào tình trạng tâm thần không kiểm soát được hành vi của mình để đưa nạn nhân đến nơi bán. Thủ đoạn này thường chỉ xẩy ra khi nạn nhân đã đồng ý và đi theo đối tượng đến địa điểm chuyển giao thì phát hiện mình bị lừa.

Ngân Giang

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !