Infonet - Hôm nay (17/10), thi hài của cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk sẽ được đưa từ Bắc Kinh về quê nhà để chuẩn bị cho lễ mai táng theo nghi thức quốc gia. Theo giới truyền thông Trung Quốc, Quốc vương Norodom Sihamuni và Chủ tịch Campuchia Hun Sen sẽ đến Bắc Kinh để rước linh cữu ông Sihanouk trở về nước.
Cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk đã qua đời vì một cơn đau tim ở tuổi 89 tại Bắc Kinh Trung Quốc hôm thứ Hai vừa qua. Ông là người đã có sự ảnh hưởng nhất định tới quá trình đấu tranh giành độc lập của đất nước Campuchia cũng như lịch sử của vùng Đông Nam Á trong hơn 70 năm.
Theo giới truyền thông Trung Quốc, Quốc vương Norodom Sihamuni và Chủ tịch Campuchia Hun Sen sẽ đến Bắc Kinh để rước linh cữu ông Sihanouk trở về nước. Theo nghi thức lễ tang cấp nhà nước và nghi thức hoàng gia, thi hài của ông sẽ được quàn trong một chiếc quan tài làm bằng vàng ròng và sẽ được bảo quản tại chính điện của Cung điện hoàng gia Campuchia trong thời gian 3 tháng trước khi được hỏa táng theo truyền thống đạo Phật.
Hãy cùng nhìn lại một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của ông Sihanouk - những hình ảnh phản chiếu phần nào lịch sử đầy đau thương và biến động của đất nước Camqua trong thế kỷ 20 qua bức ảnh.
Vua Sihanouk trên ngai vàng. Ông lên ngôi vào năm 1941 và từ đó bắt đầu thể hiện cá tính của một vị vua có tính cách hơi lập dị nhưng một lòng theo chủ nghĩa dân tộc và đấu tranh cho nền độc lập thống nhất của Campuchia.
Sihanouk mặc một bộ đồng phục quân sự kiểu Pháp do một nhiếp ảnh gia chụp trong năm 1953. Năm này cũng là năm Campuchia chính thức độc lập và Sihanouk trở về quê nhà sau một thời gian ngắn tị nạn tại Thái Lan.
Năm 1955, vua Sihanouk thoái vị ngôi vua ủng hộ của cha mình, nhằm tránh những hạn chế trong quyền hành của vị một quốc vương lập hiến để thực hiện vai trò lãnh đạo trực tiếp hơn trong chính trị và chính phủ với chức vụ Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Hình ảnh ông cầu nguyện với các tu sĩ Phật giáo tại "Big Buddha", một tu viện ở Siem Reap, gần đền Angkor Wat.
Sihanouk (phải) chúc rượu với Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Đồng (trái) trong một chuyến thăm Hà Nội vào năm 1970. Đây là thời điểm Sihanouk bị Lon Nol lật đổ và có những dấu hiệu ủng hộ cho nhóm nổi dậy Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu.
Sihanouk chụp ảnh với Tổng thư ký LHQ Javier Perez de Cuellar và Ngoại trưởng Philippines Raul Manglapus, và các đại biểu khác vào tháng 10/1991 trong Hội nghị Hòa bình Campuchia tại Paris.
Sihanouk và Thủ tướng Campuchia Hun Sen, lãnh đạo của Đảng cộng sản trước đây gọi là Đảng Nhân dân Campuchia, vẫy tay trong một đoàn xe hộ tống từ sân bay Phnom Penh sau sự xuất hiện của Hoàng tử Sihamoni trong tháng 11 năm 1991, sau 13 năm sống lưu vong. Cũng năm này, ông trở về với cương vị Chủ tịch nước Campuchia và về hưu 3 năm sau đó do sức khỏe yếu.
Sihanouk đang nghe quốc ca khi trở về Phnom Penh sau cuộc kiểm tra y tế tại Bắc Kinh vào năm 1993, khi Campuchia đang bước thăm dò tiến tới dân chủ theo một hiến pháp mới.
Gia đình hoàng gia Campuchia được tôn kính trên toàn quốc với các áp phích rất lớn, bức ảnh chụp ở tỉnh Siem Reap tháng 11/2007. Từ trái qua phải: Vua Norodom Sihamoni, Norodom Sihanouk và Nữ hoàng mẹ của Sihamoni.
Hình ảnh người dân Campuchia cầu nguyện phía trước cung điện Hoàng Gia ở Phnom Penh hôm 15/10/2012 để tưởng nhớ vị cựu quốc vương của mình. Ông ra đi để lại một niềm tiếc thương sâu sắc tới toàn thể đồng bào trong nước.
Những điểm tưởng niệm cựu Quốc vương Sihanouk được lập trên khắp đất nước Campuchia.
Một người đàn ông Campuchia đang dùng tay chống bức chân dung khổ lớn của cựu quốc vương để treo lên một tòa nhà ở thủ đô Pnom Penh.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.