Những đứa trẻ ôm giấc mơ 'kế thừa' từ cha mẹ

Có những đứa trẻ chưa từng được sống với ước mơ của chính mình vì còn bận “kế thừa” ước mơ của bố mẹ…

23h đêm, tiếng quát con của chị hàng xóm vẫn vọng sang nhà tôi: ”Mẹ nói rồi, mẹ muốn con theo ngành y, con phải trở thành bác sĩ, sắp tới liệu mà thay đổi nguyện vọng xét tuyển”.

Tiếng cậu con trai nhẹ nhàng nhưng chất chứa cả nỗi lòng: ”Con đã nói rồi, con không thích ngành y, con thích học công nghệ, sau này con nhất định sẽ thành người thành đạt, con hứa đấy”.

Bà mẹ chuyển sang giọng dỗ dành: ”Con phải trở thành bác sĩ, chỉ có thế mới đảm bảo cho con một tương lai tốt, nghe mẹ, sắp tới thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học đi nhé! Con là con trai ngoạn, đừng làm mẹ thất vọng!”.

Câu chuyện này tôi đã nghe cả chục lần mà nhà chị Hoa vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Chẳng là khi xưa chị Hoa từng ước mơ làm bác sĩ nhưng 2 lần thi trường y không đỗ nên chị đành ngậm ngùi học ngành khác, hiện giờ cũng chỉ là một nhân viên văn phòng. Trong suy nghĩ của chị, con trai chỉ có học ngành y mới có một tương lai ổn định.

Thế nhưng, trái khoáy là cậu bé chỉ thích máy tính, thích học công nghệ thông tin nên khi đăng ký nguyện vọng đại học đã giấu mẹ mà đăng ký ngành công nghệ thông tin theo mơ ước.

Đến khi biết chuyện, chị Hoa làm ầm lên nhưng cũng không giải quyết được gì, vậy là chị đành dùng cách mềm mỏng khuyên con trai thay đổi nguyện vọng.

Thằng bé nhất quyết nói không với những đề nghị của mẹ khiến chị Hoa nổi cơn điên đập cốc chén, thậm chí còn dọa đuổi thằng bé ra khỏi nhà.

Trước đó, nói về chuyện chị ép con học với mục tiêu đỗ trường y thì có lẽ cả khu phố ai cũng lắc đầu. Có lần thằng bé bị điểm kém mà chị bắt con nhịn ăn cả ngày, bắt thằng bé quỳ trong góc nhà. Biết chuyện bác tổ trưởng tổ dân phố phải đến khuyên can chị mới thôi.

Tại sao nhiều cha mẹ biết rằng không nên ép con sống theo kỳ vọng của mình nhưng vẫn cố làm?

Lê Thu Huyền (Long Biên, Hà Nội)

{keywords}
Ảnh minh họa

Về vấn đề trên, cô Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho rằng, khi xưa bố mẹ từng ước mơ học ngành này, ngành kia nhưng vì những lí do khác nhau nên không làm được, dẫn tới bây giờ giờ có tâm lý ép con phải cố để thực hiện ước mơ đó cho bố mẹ. Cuộc sống này nhiều vô số những đứa trẻ ôm giấc mơ “kế thừa” từ cha mẹ.

“Tất nhiên người làm bố, làm mẹ nào nào cũng mong những điều tuyệt vời nhất cho con, để tương lai của con bớt gập ghềnh hơn. Thế nhưng,  kỳ vọng con phải làm được tất cả những gì mà ngày xưa bố mẹ từng không làm được là không công bằng với đứa trẻ.

Nhiều cha mẹ cho rằng mình tiến bộ nhưng lại không hiểu được rằng mỗi chúng ta có mặt trên cuộc đời này có sở trường, sở thích khác nhau. Bố mẹ đừng bắt một đứa trẻ thích khám phá, thích công nghệ đi học bác sĩ cũng như đừng bắt một đứa trẻ có tài năng về âm nhạc đi học kinh doanh.

Cũng giống như khả năng con mình chỉ có vậy nhưng bố mẹ lại cứ ép con học trường chuyên, lớp chọn. Hãy đặt vị trí đó là mình, giống như sở trường của mình là làm kế toán nhưng sếp lại bắt liên kế hoạch ngoại giao”, cô Loan cho hay.

Theo cô Lê Thị Loan thì đã từng có nhiều trường hợp ngành nghề mà cha mẹ định hướng lại quá sức, không phù hợp với khả năng của con cái và vô tình dẫn đến tâm lý chán nản, có học xong đi làm cũng không có đam mê, không có nhiệt huyết, sống một cuộc đời nhạt nhẽo.

“Quan trọng không phải học gì thời thượng mà là ngành học đó con có thích không, có phù hợp với năng lực của con không. Bởi suy cho cùng, ở một môi trường mà đứa trẻ có thể phát huy khả năng tốt nhất, thể hiện được vị trí của bản thân thì chắc chắn sẽ được ghi nhận, sẽ tạo ra tương lai tốt đẹp cho bản thân.

Phụ huynh với vai trò của mình hãy là người giáo dục cho các con về tinh thần kiên cường, ý chí mạnh mẽ, chiến đấu không mỏi mệt và đồng hành cùng các con trong mỗi chặng đường chứ không phải cản trở ước mơ hay bắt các con “kế thừa” ước mơ của bố mẹ" - cô Loan nhắn nhủ.

Bi kịch của quý tử nhà giàu khi mẹ kỳ vọng, áp đặt thái quá

Bi kịch của quý tử nhà giàu khi mẹ kỳ vọng, áp đặt thái quá

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên thành đạt nên luôn đặt kỳ vọng vào con cái. Trong một số trường hợp, sự kỳ vọng thái quá của cha mẹ đã vô tình tạo áp lực đẩy con vào bế tắc.

Hoàng Thanh

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !