Ước mơ làm sĩ quan chỉ huy, thí sinh nên thi vào trường quân đội nào?

Trao đổi với Infonet, Đại tá Vũ Xuân Tiến - Trưởng ban thư ký Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cho biết, tất cả các trường quân đội sẽ đào tạo sinh viên để ra trường đúng theo mục tiêu ban đầu mà các em đăng ký.

Cụ thể, nếu sinh viên học Sĩ quan Lục quân 1 thì ra trường sẽ làm trung đội trưởng, hoặc thí sinh học chính trị ra trường làm chính trị viên của đơn vị cấp đại đội hay học hậu cần thì sinh viên ra trường làm trợ lý hậu cần cấp tiểu đoàn, trung đoàn.

Còn sinh viên học Học viện Kỹ thuật Quân sự thì ra trường làm trợ lý kỹ thuật, học bác sĩ thì làm bác sĩ quân y ở các bệnh viện hay tuyến đơn vị.

{keywords}
Đại tá Vũ Xuân Tiến - Trưởng ban thư ký Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng

“Một điều hiển nhiên sau khi ra trường là các em vẫn phải học tập, sau đó công tác theo đúng yêu cầu của quân đội. Quá trình công tác gắn liền với sự phát triển của sinh viên, các em được học tập nâng cao trình độ cấp học cao hơn, trong quá trình công tác sẽ được bổ nhiệm chức vụ cao hơn.

Như vậy, các trường đào tạo sĩ quan có cơ hội thăng tiến là ngang bằng với nhau, không thể khẳng định học trường này thăng tiến cao hơn còn học trường kia thăng tiến chậm hơn.

Quan trọng là học xong các em phải làm hết trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và được tổ chức sử dụng đúng khả năng để có cơ hội thăng tiến phát triển, lấy quân đội làm binh nghiệp, nghề nghiệp của mình”, Đại tá Vũ Xuân Tiến nói.

Nói về đào tạo phi công trong quân đội, Đại tá Vũ Xuân Tiến cho biết khi vào học các thí sinh được quân đội hỗ trợ toàn bộ việc ăn ở cũng như học phí trong suốt quá trình học. Ngoài ra, mỗi tháng thí sinh còn được hưởng phụ cấp, không mất bất cứ khoản chi phí nào, được nghỉ phép theo quy định. Khi ra trường sinh viên còn được phong quân hàm cũng như sắp xếp công việc.

Nhiệm vụ của thí sinh là phải cố gắng học tập đáp ứng chương trình học và khi ra trường sinh viên phải theo sự phân công công tác của tổ chức.

“Tổ chức sẽ căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ đầu tiên, còn nguyện vọng của sinh viên xếp thứ 2. Căn cứ vào từng nhiệm vụ, quân đội sẽ điều động công tác phù hợp. Tất cả phải xác định theo nhiệm vụ, những sinh viên có lực học giỏi, xuất sắc sẽ được xem xét nguyện vọng.

Khi học phi công quân sự thì tôi khuyên các em không nên có ý nghĩ trở thành phi công thương mại vì ngay từ lúc bước chân vào học các em đã phải ý thức được việc học để phục vụ công tác trong quân đội. Ngoài ra, khi học phi công quân sự sẽ vất vả và yêu cầu cao hơn rất nhiều nên các em cũng suy nghĩ kỹ trước khi đăng ký”, Đại tá Vũ Xuân Tiến nói.

Được biết, năm 2021, có 17 học viện, nhà trường trong quân đội được Bộ Quốc phòng giao tuyển sinh và đào tạo trình độ đại học quân sự với 5.000 chỉ tiêu đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học; 1 trường (Trường Sĩ quan Không quân) được giao tuyển sinh đào tạo cao đẳng quân sự ngành Kỹ thuật hàng không 80 chỉ tiêu. Điểm đáng chú ý trong công tác tuyển sinh năm nay là không tuyển sinh đào tạo ngành tài chính tại Học viện Hậu cần và ngành quan hệ quốc tế về quốc phòng tại Học viện Khoa học quân sự. 

Thí sinh tham gia xét tuyển vào đại học, cao đẳng quân sự tại các trường quân đội có độ tuổi đối với thanh niên ngoài quân đội từ 17 đến 21 tuổi; quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi. Các thí sinh đều phải qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng. Quá trình sơ tuyển được triển khai từ ngày 1-3 đến hết ngày 25-4.

Có 3 học viện, nhà trường tuyển sinh nữ, gồm: Học viện Kỹ thuật quân sự (33 chỉ tiêu); Học viện Quân y (40 chỉ tiêu); Học viện Khoa học quân sự (8 chỉ tiêu). 

Theo quy định, thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường trong quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển (nếu trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành); các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài quân đội, việc đăng ký thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về công tác xét tuyển, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, nếu muốn thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT. 

Thí sinh có nên chạy theo những “ngành hot, nghề mốt”?

Thí sinh có nên chạy theo những “ngành hot, nghề mốt”?

Theo các chuyên gia, thí sinh nên cân nhắc thật kỹ để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !