Nhức nhối vấn nạn buôn, bán người ở miền Tây Nghệ An

Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số hơn 3 triệu người, có đường biên giới trên bộ dài 490 km, 92 km đường biển và nhiều đường tiểu ngạch; giáp với 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bôlykhămxay ( Lào).

Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển Kinh tế - Xã hội và thông thương với các nước trong khu vực, tuy nhiên cũng là cơ sở để tội phạm mua, bán người lợi dụng và hoạt động phức tạp.

Gia tăng “đột biến” tình trạng mua, bán người trên địa bàn

Những năm gần đây, cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng, tội phạm mua, bán người đang trở thành một vấn nạn, gây bức xúc trong toàn xã hội. 

Nhức nhối vấn nạn buôn, bán người ở miền Tây Nghệ An - ảnh 1

Vì nhẹ dạ, cả tin, nhiều phụ nữ ở các huyện miền núi Nghệ An đã bị các đối tượng lừa bán sang Trung Quốc để làm các hoạt động mại dâm...(Ảnh. Việt Hòa)

Các đối tượng mua bán người thường hoạt động có tổ chức, có sự liên kết, móc nối khá chặt chẽ với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nhằm lôi kéo, dụ dỗ phụ nữ, trẻ em để cưỡng ép làm gái mại dâm, hoặc bán ra nước ngoài để bóc lột sức lao động hay phục vụ các động mai dâm…

Trao đổi vấn đề này với Phóng viên Báo điện tử Infonet, Thượng úy Lê Tuấn Anh – Cán bộ phòng Cảnh sát hình sự (PC 45) – Công an tỉnh Nghệ An cho biết: “Từ năm 2014 đến 2016, tình trạng mua, bán người trên địa bàn tỉnh Nghệ An gia tăng đột biến về số vụ án và số bị can; trong năm 2016, chúng tôi đã khởi tố 13 vụ, bắt 26 đối tượng và giải cứu được 13 nạn nhân”.

Thượng úy Anh cũng cho biết thêm, 2 tuyến chính và 5 địa bàn trọng điểm tình hình diễn biến phức tạp về vấn nạn mua, bán người ở trên địa bàn Nghệ An; đó là tuyến Quốc lộ 7A bao gồm các huyện như: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn và tuyến Quốc lộ 48 bao gồm các huyện Quỳ Châu và Quế Phong.

Các đối tượng thường nhắm tới các địa bàn miền núi do nhận thức của bà con còn thấp, đồng thời một bộ phận lớn trẻ em ở miền núi sa vào tình trạng ăn chơi, đua đòi, lười lao động; các đối tượng mua bán người thường vẽ ra những “bức tranh đẹp” về cuộc sống nơi xứ người để dụ dỗ các em đi rồi bán qua nước ngoài.

Nhức nhối vấn nạn buôn, bán người ở miền Tây Nghệ An - ảnh 2

Các thiếu nữ miền núi luôn là đối tượng bọn buôn bán người nhắm đến (ảnh minh họa)

Mới đây, ngày 16/6/2016, Phòng Cảnh sát hình sự (PC 45) – Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với tổ chức Rồng xanh (Một tổ chức Phi chính phủ - PV) đã giải cứu thành công em Moong Thị H. (SN 1996, trú tại bản Huội Xén, xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An) bị lừa bán sang Trung Quốc.

Trước đó, khoảng tháng 8/2014, Ngân Thị Oanh (SN 1984, trú tại bản Huội Xén, xã Yên Na, huyện Tương Dương) đã dụ dỗ em Moong Thị H. đi sang Trung Quốc để lấy chồng, nếu đồng ý sẽ được 80 triệu đồng. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên H. đã đồng ý.

Ngày 25/8/2014, Oanh chở H. ra Bến xe Hòa Bình, huyện Tương Dương giao cho Lương Thị Chiên (có tên gọi khác là Bán, SN 1970, trú tại bản Xốp Pu, xã Yên Na, huyện Tương Dương).

Sau đó, Chiên tiếp tục giao H. cho Vi Thị Hằng (hay gọi là Minh Đen, SN 1969, trú ở bản Co Phảo, xã Yên Na, huyện Tương Dương. Hằng tiếp tục đưa H. ra TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) rồi gọi người đưa sang Trung Quốc giao cho Lương Thị Liên (SN 1979, trú tại bản Sao Va, xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đang lấy chồng và sinh sống ở Trung Quốc.

Sau khi ở tại nhà Chiên 13 ngày, thì Moong Thị H. bị bán cho một người Trung Quốc lấy làm vợ với giá 7 vạn nhân dân tệ (tương đương 210 triệu đồng tiền Việt Nam). Bán xong H., Chiên đã gửi về cho Vi Thị Hằng 110 triệu đồng, nhưng Hằng chỉ lấy tiền công 5 triệu đồng và chuyển số còn lại cho Chiên, Chiên lấy 5 triệu rồi tiếp tục chuyển cho Ngân Thị Oanh 100 triệu; nhận được tiền, Oanh lấy lại 20 triệu và đưa cho gia đình Moong Thị H. 80 triệu đồng.

Tuy nhiên, biết được sự việc, gia đình H. đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng nhờ giải cứu em H. trở về; đến ngày 16/6/2016, được sự phối hợp của các lực lượng chức năng Việt Nam và Công an Trung Quốc, Moong Thị H. đã được giải cứu trở về đoàn tụ với gia đình, đến ngày 29/8/2016, H. đã làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng Ngân Thị Oanh, Vi Thị Hằng và Lương Thị Liên.

Trong một diễn biến khác, ngày 18/4/2016, một phụ nữ người Mông Lào tên là Chia Ninh, trú ở Sầm Tớ, Hủa Phăn, Lào đã lấy chồng Trung Quốc đến rủ và đưa 3 người gồm bà Lô Thị T. (SN 1961), Lô Thị H. (SN 1959) và Hà Thị C. (SN 1971 cùng trú tại bản Lốc, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, Nghệ An) sang Trung Quốc để làm ăn; sau khi đưa qua được biên giới, Chia Ninh cùng một người phụ nữ khác tên Mai Lợi gọi điện về cho gia đình các nạn nhân đòi mỗi người phải đưa tiền chuộc 50 triệu đồng.

Nhận được tin báo, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (Phòng PCMT&TP)– Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An đã phối hợp Đồn biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong cùng các cán bộ, chiến sỹ lên kế hoạch phối hợp với BĐBP tỉnh Quảng Ninh để điều tra, giải cứu các nạn nhân.

Nhức nhối vấn nạn buôn, bán người ở miền Tây Nghệ An - ảnh 3

Nhiều bản làng vắng bóng người phụ nữ do bị sập bẫy đi xuất ngoại, đổi đời nơi xứ người. (Ảnh. Việt Hòa)

Qua quá trình khảo sát tại địa bàn biên giới, khoanh vùng, dự kiến các địa điểm, xác định thời gian khi các đối tượng nhận tiền từ gia đình của 3 nạn nhân ở vùng biên giới. Đến khoảng 11h ngày 10/5/2016, Phòng PCMT&TP – BĐBP tỉnh Nghệ An, Đồn biên phòng Thông Thụ đã phối hợp với BĐBP tỉnh Quảng Ninh, Đồn biên phòng Bắc Sơn và Cửa khẩu Móng Cái cùng với Công an Trung Quốc đã giải cứu thành công 3 nạn nhân Lô Thị T., Lô Thị H. và Hà Thị C. trở về quê hương.

Qua đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, tội phạm thường lợi dụng những địa bàn là vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc, những phụ nữ “quá lứa, lỡ thì”, làm gái bán dâm, người có hoàn cảnh khó khăn… để rủ rê, lừa phỉnh rồi bán cho các động mai dâm, các nhà hàng, nhà nghỉ, quán cà phê… rồi làm gái bán dâm. Đối tượng phạm tội thường là các chủ chứa mai dâm, hoặc những người trước đây bị lừa bán, sau khi trở về địa phương thường lợi dụng mối quan hệ, quen biết để lôi kéo, xúi dục, thực hiện hành vi phạm tội.

Hạn chế tội phạm mua bán người, đâu là giải pháp?

Chia sẻ làm thế nào để hạn chế tình trạng mua, bán người đang xảy ra trên địa bàn, Thượng úy Lê Tuấn Anh – Cán bộ phòng Cảnh sát hình sự (PC 45) – Công an tỉnh Nghệ An cho biết quan điểm của mình: “Cần đưa ra xét xử các vụ án điển hình tại những nơi tập trung nhiều vụ án buôn xảy ra, xử thành “án điểm”; tôi nghĩ đây cũng là giải pháp hiệu quả nhất, đồng thời xây dựng các mô hình, liên kết với Hội phụ nữ, các tổ chức ở các cơ sở để tuyên truyền một cách rộng rãi nhất đến người dân”.

Nhức nhối vấn nạn buôn, bán người ở miền Tây Nghệ An - ảnh 4

Lực lượng chức năng 2 nước Việt Nam và Trung Quốc phối hợp, giải cứu nhiều phụ nữ Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc trở về đoàn tụ với gia đình (Ảnh. Internet )

Là một tỉnh có diện tích rộng, địa bàn lại rất phức tạp, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nghiệp vụ trong việc đấu tranh, phòng chống mua bán người tập trung ở các địa bàn trọng điểm như: QL 1A, QL 7A, QL 46 và QL 48, đường mòn Hồ Chí Minh, các huyện miền núi, biên giới như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu… để nắm bắt các tình hình, các thủ đoạn, phương thức của tội phạm để kịp thời đấu tranh và truy bắt, giải cứu các nạn nhân.

Các ngành, chức năng cần tăng cường, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; có các chính sách, biện pháp tạo công ăn việc làm cho lao động ở vùng nông thôn, miền núi nhằm hạn chế nguyên nhân, điều kiện nảy sinh các loại tội phạm, đặc biệt là các tội phạm mua bán người. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán người, làm cho họ thấy rõ phương thức, các thủ đoạn và hậu quả cũng như tác hại của tệ nạn này; nâng cao ý thức người dân để chủ động, phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Đặc biệt, các lực lượng như Công an, Bộ đội biên phòng cần tăng cường công tác phối hợp, kiên quyết đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán người. Việc thực hiện tốt công tác quốc tế với các nước láng giềng như: Lào, Cămpuchia, Thái Lan và các tỉnh giáp ranh với Nghệ An như Hủa Phăn, Bôlykhămxay, Xiêng Khoảng (Lào) sẽ tạo nên mối liên hệ bền vững, trao đổi thông tin, nghiệp vụ để điều tra, xử lý tội phạm và giải cứu các nạn nhân của của vấn nạn mua, bán người đang xảy ra trên địa bàn.

Việt Hòa – Đặng Sơn

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !