Nhu yếu phẩm ùn ùn đổ về Hà Nội dưới dạng “quà quê”

Những nhu yếu phẩm được gửi lên thành phố giúp người xa quê yên tâm hơn trong những ngày giãn cách, tránh được việc phải đi mua sắm tiếp xúc bên ngoài, ở quê nhà, người thân gửi quà cũng yên lòng hơn

{keywords}
Xe tải, xe 7 chỗ đồng loạt tham gia vận chuyển nhu yếu phẩm từ quê lên Hà Nội.

Bên cạnh nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Hà Nội được cung cấp bởi các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống, một lượng hàng hóa thiết yếu không nhỏ đang hàng ngày được chuyển từ các tỉnh về Hà Nội cho những cư dân thành thị dưới tên gọi “quà quê”.

Những món quà quê như gạo, rau củ quả, tôm, cá, gà, vịt, trứng,…nay không chỉ là “quà quê” mà còn là những nhu yếu phẩm tiếp tế cho những người xa quê, đặc biệt là sinh viên, người lao động, các gia đình trẻ, góp phần không nhỏ trong việc giúp đỡ những người xa quê vượt qua những tháng ngày dịch bệnh.

Không giống như trước đây hàng hóa thiết yếu được gửi qua những chuyến xe khách, nay các nhà xe đã rất linh hoạt khi chuyển sang nhận chở nhu yếu phẩm thiết yếu bằng những chiếc xe tải, đa phần là xe có tải trọng từ 2 – 2,5 tấn.

Hàng loạt diễn đàn các hội đồng hương, hội lái xe trên mạng xã hội thuộc các huyện của tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An,…có thể thấy những ngày này nội dung dễ gặp nhất là thông tin tự giới thiệu của các nhà xe.

“Để bà con Thủ đô không thiếu đồ ăn quê sạch, Bồ câu chúng tôi chuyển hàng tận nơi từ Nam Đinh lên Hà Nội và ngược lại. Liên hệ tổng đài 0971xxx”, anh Điềm Bùi, một chủ xe tải ở Nghĩa Hưng, Nam Định thông báo trên một diễn đàn dành cho đồng hương.

“Hàng ngày từ 8h-9h-10h xe em nhận gửi đồ, chuyển phát nhanh thực phẩm thiết yếu từ Quỹ Nhất- Đông Bình- Nam Định lên Hà Nội và ngược lại xe đón trả tận nơi,” tài khoản Hoàng Bentley thông báo.

Không chỉ tại huyện Nghĩa Hưng, các huyện thuần nông khác như Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường, Trực Ninh,… hiện cũng có nhiều xe vận chuyển làm dịch vụ này.

{keywords}
Nhu yếu phẩm được tập kết chờ được vận chuyển lên Hà Nội.

Một nhà xe ở thị trấn Thịnh Long (Nam Định) cho biết, với đặc thù xe xuất phát từ thị trấn ven biển, ngoài gạo, rau  hàng hóa chủ yếu vẫn là hải sản chở lên cho con em huyện Hải Hậu sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

Chủ một cơ sở hải sản ở Giao Thủy cũng cho biết, thông thường cơ sở này vẫn có 1 xe tải hàng ngày chở hải sản lên giao hàng cho các điểm bán tại Hà Nội, kể từ khi các tuyến xe khách bị yêu cầu tạm dừng hoạt động, mỗi ngày xe hải sản của anh lại nhận chở thêm rau, củ, quả các loại. Thậm chí, những mặt hàng này hiện còn nhiều hơn so với hải sản.

“Vì là xe đông lạnh nên chúng tôi không nhận chở gạo, nhưng vẫn nhận chở rau củ quả, thịt, gà, vịt, trứng..., tóm lại là những mặt hàng thiết yếu”, chủ cơ sở hải sản này cho biết.

Chị Quỳnh Ngô, chủ nhà xe Trang Quỳnh cho biết, nhà xe này còn chạy tuyến Việt Trì – Phú Thọ - Lào Cai – Hà Nội – Nam Định, nên lượng hàng hóa mỗi ngày vận chuyển rất nhiều.

Không chỉ các xe tải tham gia chở hàng, đã có không ít các chủ xe 16 chỗ, thậm chí cả xe 7 chỗ cũng đã tham gia vào đội quân dịch vụ vận chuyển nhu yếu phẩm từ các tỉnh về Hà Nội.

Một nhà xe khách chạy tuyến Quỳnh Lưu (Nghệ An) - Hà Nội, từ ngày xảy ra dịch bệnh xe khách không chạy đã linh hoạt bố trí xe tải chở hàng cho khách.

Hiện tại, mỗi ngày nhà xe này có 1 chuyến quay vòng chở hàng từ Quỳnh Lưu ra Hà Nội và quay về. 

Đại diện các nhà xe cho biết, do chịu thêm chi phí xét nghiệm PCR cho lái xe nên giá cước cũng đắt hơn so với ngày thường khoảng 30.000 – 50.000 đồng/đơn hàng.

“Nếu như trước đây nhận đồ tiếp tế từ dưới nhà lên với giá cước 50.000 đồng/bao rau thì nay nhà xe lấy cước lên đến 100.000 đồng/bao. Biết vậy nhưng vẫn phải vui vẻ chấp nhận thôi vì mình được ăn đồ quê vừa ngon vừa sạch, trong đó còn chứa đựng biết bao tình cảm của người thân yêu ở quê nhà”, anh Nguyễn Minh Khuê, cư dân HH1B Linh Đàm chia sẻ.

Theo quan sát của PV đối với một chuyến xe tải chở hàng, lượng hàng hóa và giá cước tăng cao như hiện nay có thể đem lại cho các nhà xe một nguồn thu cao và ổn định hơn so với việc chở khách trước đây. Những chuyến xe tải chở hàng hóa thiết yếu không chỉ giúp nhiều người an lòng trong thời điểm này mà còn là sự xoay chuyển cục diện một cách ngoạn mục của các nhà xe.

Trao đổi với PV Infonet, một lái xe tải chuyên chở hàng từ Nghĩa Hưng (Nam Định) lên Hà Nội cho biết: “Nếu khách có nhu cầu thuê riêng một chuyến xe, chúng tôi đáp ứng với mức giá chỉ 1,5 triệu đồng/chuyến xe 2 tấn. Xe không vào sâu được trong nội thành nhưng nếu ở các quận, huyện vùng ven như Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Long Biên thì vẫn chở hàng đến tận nhà giao cho khách”.

Hiền Anh

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.