Nhiều trường đại học ở TP.HCM 'rục rịch' kế hoạch mở cửa đón sinh viên

Nhiều trường đại học ở TP.HCM đã đã thực hiện khảo sát điều kiện và nguyện vọng của sinh viên, lên kế hoạch chuẩn bị mở cửa đón sinh viên tới trường học tập trung ngay sau Tết Nguyên đán.

{keywords}
Ảnh minh họa.

* Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM, một số sinh viên bắt đầu tham gia học trực tiếp từ ngày 6/12. Sinh viên được hướng dẫn làm thủ tục khai báo y tế trước khi đến trường.

Nhà trường dạy trực tiếp các học phần có nội dung thực hành cho sinh viên từ khóa 2018 trở về trước chưa hoàn tất giảng dạy trong học kỳ II và các học phần thực hành của học kỳ I (năm học 2021-2022).

Tùy tình hình thực tế, nhà trường tiếp tục tổ chức học phần có nội dung thực hành chưa hoàn tất giảng dạy cho sinh viên các khóa từ 2019 trở về sau. Việc này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên khóa 2018 trở về trước không bị trễ tiến độ học tập do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

* Theo thông tin từ TS. Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhà trường cho sinh viên trở lại trường học trực tiếp vào nửa cuối tháng 12 và ưu tiên sinh viên năm cuối.

* Các trường trong hệ thống Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết sẽ triển khai học trực tiếp đồng loạt từ ngày 15/2/2022.

Thông tin từ Trung tâm quản lý Ký túc xá (KTX) Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, dự kiến KTX sẽ bắt đầu đón sinh viên trở lại ở nội trú theo lịch học trực tiếp của các trường đại học thành viên, tức là từ ngày 15/2/2022, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Tân sinh viên có thể đăng ký ở nội trú từ ngày 22/11 đến ngày 2/12 bằng hình thức trực tuyến trên app hoặc website.

* Theo TS Nguyễn Quốc Anh - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, trường cũng lên kế hoạch qua đầu tháng 2 (sau Tết Nguyên đán) sẽ cho tất cả sinh quay trở lại trường.

"Về tổng thể, trường sẽ theo chỉ đạo chung của UBND TP.HCM và Sở Y tế, vì nếu tình hình dịch chưa ổn, chưa có chủ trương cho trở lại trường thì sẽ phải kéo dài học trực tuyến", TS Nguyễn Quốc Anh nói.

* ĐH Nông Lâm TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai công tác dạy học trực tuyến cho sinh viên bậc đại học đối với các học phần lý thuyết theo kế hoạch đào tạo cả học kỳ I năm học 2021-2022.

Đối với các học phần thực hành, thực tập, thí nghiệm cho sinh viên bậc đại học trong học kỳ II năm học 2020-2021 và học kỳ I năm học 2021-2022, trường dự kiến sớm tổ chức giảng dạy, học tập trực tiếp theo hướng dẫn của cơ quan y tế và đảm bảo đủ điều kiện phòng, chống dịch theo quy định của UBND TP.HCM.

Đối với các học phần thực tập, thí nghiệm, thực hành tại trường, sinh viên đủ điều kiện chủ động đăng ký tham gia học trực tiếp. Những em chưa đủ điều kiện đến trường được lùi lịch học các học phần này.

Căn cứ thực tế dịch bệnh tại địa bàn, ĐH Nông Lâm TP.HCM có thể cho người học đến trường đồng loạt hoặc dần chuyển sang học trực tiếp theo nguyên tắc ưu tiên sinh viên năm cuối có nguy cơ quá hạn tốt nghiệp, tạo điều kiện để các em lo chuẩn đầu ra, thực hành, thực tập, làm khóa luận tốt nghiệp nhằm ra trường đúng thời điểm.

Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, địa bàn nào được xác định dịch cấp độ 1, 2 thì học sinh được đến trường học trực tiếp. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị UBND các tỉnh/thành hướng dẫn các cơ sở giáo dục ĐH, các trường CĐ sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Hoàng Thanh

Công an điều tra vụ 56 học sinh Hà Nội bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Tối 28/3, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân một số học sinh trường Tiểu học Kim Giang, trên địa bàn bị ngộ độc.

56 học sinh tiểu học Hà Nội nghi bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, 56 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi đi dã ngoại về.

Áp lực, nữ sinh chi hơn 34 triệu đồng để mua giấc ngủ ngon

Truyền thông Trung Quốc đang xôn xao về việc một nữ sinh 20 tuổi vì quá áp lực về kỳ thực tập nên đã mạnh tay chi hơn 10.000 NDT (hơn 34 triệu đồng) để mua giấc ngủ ngon.

Dùng kiến thức trường học để khám phá vũ trụ tìm  “miền đất hứa” thay Trái Đất

Là một ngày hội trải nghiệm của các bộ môn khoa học tự nhiên như: Khoa học, IT, Toán, MDE nhưng bằng sự sáng tạo, các bạn học sinh The Dewey Schools Cầu Giấy đã có những trải nghiệm mới mẻ.

Nam sinh TP.HCM mồ côi ba bị kẻ xấu lừa ‘ba con tai nạn’

Ông Trần Công Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), thông tin, khi nam sinh lớp 12 của trường đứng chờ người thân đón, một người đàn ông tới nói: "Ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện”. Trong khi, ba nam sinh này đã mất.

Nhắn nữ sinh đến nhà lấy đề thi, thầy giáo bị tố có hành vi dâm ô

Thầy giáo ở Vĩnh Long nhắn nữ sinh lớp 8 đến nhà riêng để lấy đề kiểm tra, cộng điểm tùy tiện cho học sinh. Ngoài ra, người này còn bị tố có hành vi dâm ô với nữ sinh trên.

Tốt nghiệp THPT, nên học nghề hay đại học?

Không ít học sinh và phụ huynh có con đang học lớp 12 băn khoăn nên học nghề hay đại học sau khi tốt nghiệp THPT.

Tố cáo thầy giáo quan hệ tình dục với học sinh lớp 9

Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã gửi thông báo đến Trường THCS Tân Dân, xã Hùng Tiến về việc tạm giữ thầy L.V.H. để điều tra hành vi quan hệ tình dục với học sinh.

Lý do trường học Nhật Bản đưa chứng khoán vào chương trình bắt buộc

Một công ty chứng khoán mới đây đã ký thỏa thuận với một loạt trường THCS và THPT của Nhật Bản để đưa chứng khoán vào chương trình giảng dạy, cải thiện kiến thức tài chính cho học sinh.

Bức xúc giáo viên yêu cầu học sinh ăn côn trùng để chống biến đổi khí hậu

Phụ huynh một bang ở Mỹ bất bình khi con của họ được giáo viên khuyến khích ăn châu chấu trong dự án về chống biến đổi khí hậu.

Đang cập nhật dữ liệu !