Nhiều ca nhập viện ngộ độc rượu, mật cá
Thời điểm cận Tết là thời điểm số ca bệnh về ngộ độc thực phẩm tăng lên trong đó có ngộ độc rượu, ngộ độc mật cá trắm.
Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai những ngày qua đã tiếp nhận và xử lý nhiều trường hợp ngộ độc rượu trong tình trạng nguy kịch. Trong đó, có một bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, nhiễm toan chuyển hóa, tiêu cơ vân nặng kèm hội chứng suy thận.
TS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong trường hợp may mắn được cứu sống, bệnh nhân chắc chắn vẫn còn các di chứng do não đã bị tổn thương.
Theo TS Nguyên, những ca ngộ độc rượu thông thường (rượu ethanol) tử vong do uống quá nhiều đang có dấu hiệu gia tăng. Đáng tiếc, hầu hết các trường hợp này đều là thanh niên hoặc đang trong độ tuổi lao động.
Hầu như ngày nào Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận 2 - 3 ca nặng. Bệnh nhân đa phần là nam giới, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, có cả người trẻ, người có tuổi, thậm chí là trẻ vị thành niên mới 14 tuổi. Bệnh nhân đã được đưa vào đây đều là ca nặng, hôn mê sâu, phải đặt nội khí quản thở máy, không cấp cứu là chết. Những trường hợp này do uống quá nhiều, uống đến mức say như chết, nồng độ cồn trong máu rất cao, lên đến hàng trăm mg/dL. Trong số đó có những trường hợp không thể qua khỏi.
Ảnh minh họa. |
Ngoài ngộ độc rượu, theo các bác sĩ, dịp Tết số ca ngộ độc mật cá trắm cũng tăng hơn. Hàng năm, cả nước có hàng chục vụ ngộ độc mật cá trắm.
Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cảnh báo hiện nay đang có hiện tượng người dân sử dụng mật cá trắm để điều trị nhiều loại bệnh như nhức mỏi, giảm thị lực, hen, mề đay... dưới hình thức nuốt sống trực tiếp hoặc pha trộn túi mật với nước, rượu hoặc mật ong. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.
Mật cá trắm nói riêng và mật động vật nói chung đều có thể gây độc vì trong thành phần có chứa nhiều độc chất. Do vậy, khi đưa nguyên cả túi mật cá trắm vào cơ thể, chính là đưa một lượng độc chất vào.
Những trường hợp bị ngộ độc mật động như trên không phải hiếm gặp vì nhiều người vẫn lầm tưởng ăn mật cho bổ. Bệnh nhân thường không tử vong ngay lập tức mà thường sau vài tiếng, thậm chí vài ngày, chất độc ngấm vào cơ thể và phá hủy các cơ quan nội tạng.
Thực tế, tại Trung tâm Chống độc, mỗi năm đều phải cấp cứu cho vài chục trường hợp bị nhiễm độc mật với các biểu hiện như vàng da, vàng mắt. Ca nào nặng thì viêm gan, suy gan, chảy máu khắp nơi, hoặc vô niệu (không đi tiểu được do suy thận cấp), chất độc ứ trong người… phải tiến hành lọc máu liên tục nhiều ngày. Thậm chí có trường hợp đã tử vong.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.