Nhà trai bỏ về vì thái độ của nhà gái khi đang bàn chuyện cưới xin

Hai gia đình đang nói chuyện vui vẻ, bỗng mẹ anh nói vài câu khiến cuộc gặp gỡ trở nên gượng gạo.

Tôi và anh gặp nhau lần đầu tiên vào lúc 5h sáng ngày Thần Tài cách đây 5 năm. Khi đó, chúng tôi đang xếp hàng mua vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội).

Tôi đi mua sớm để kịp gửi về quê cho mẹ trong ngày, còn anh đi để trải nghiệm. Anh xếp hàng trước tôi nhưng vì phải chạy ra ngoài giải quyết việc riêng nên nhờ tôi giữ chỗ và nhường tôi lên mua trước. Sau lần đó, chúng tôi lại tình cờ gặp nhau tại quán cà phê ở tầng 1 tòa nhà công ty tôi làm việc. Hóa ra chúng tôi cùng làm tại một địa chỉ. Vậy là hai đứa bén duyên nhau.

Hơn 4 năm yêu, cứ tới ngày Thần Tài chúng tôi lại cùng nhau đi mua 1 chỉ vàng để kỷ niệm tình yêu. Tài sản chung của 2 đứa đã có vài chỉ vàng làm vốn. 

Năm Quý Mão, anh gần bước sang tuổi 30 nên bố mẹ giục chúng tôi kết hôn. Trước Tết, dù rất bận rộn nhưng anh vẫn thu xếp đưa bố mẹ về quê thăm nhà tôi.

Hai gia đình mới đầu nói chuyện vui vẻ. Nhưng khi mẹ anh nói với mẹ tôi về chuyện tương lai của hai đứa thì mọi chuyện trở nên phức tạp. Mẹ anh bảo: “Trước tới giờ tôi vẫn luôn là người quản lý tài chính trong gia đình. Hai bố con có bao nhiêu đều đưa tôi giữ hết. Mình giữ là để cân đối chi tiêu hợp lý chứ hai bố con mà cầm tiền thì chẳng mấy tiêu hết bà ạ”.

Chưa dừng lại ở đó, mẹ anh còn nói chắc nịch: “Chúng nó mỗi năm đều mua 1 chỉ vàng, nếu cưới nhau về thì phải tăng gấp đôi lượng vàng lên, như vậy mới có ý nghĩa. Còn tiền lương tôi sẽ quản lý giúp để phòng thân cho các con ông bà ạ”.

Mẹ tôi giật mình khi thấy thái độ bà thông gia tương lai rất quả quyết.

Trước tới giờ bố mẹ vẫn để tôi được chủ động trong mọi việc. Công việc của tôi có thu nhập ổn định. Với vị trí trưởng phòng kinh doanh của một công ty bất động sản, mẹ tôi biết thu nhập của tôi có phần cao hơn người yêu.

 Ảnh minh họa: Pexels


Nghĩ cảnh con gái chưa về làm dâu đã bị mẹ chồng đe nẹt, muốn kiểm soát, mẹ tôi lo lắng. Bà nhẹ nhàng nói: “Các con lớn rồi, đi làm cũng nhiều năm nên theo tôi cứ để tùy con quyết định bà ạ. Mình quản nhiều con vừa không thích vừa mệt mình”.

Không ngờ mẹ tôi vừa dứt lời, mẹ anh thay đổi thái độ: “Không được, truyền thống nhà tôi là như vậy, dâu con là phải phục tùng. Muốn bước chân vào cửa nhà tôi thì phải tuân theo phép tắc, không thể tùy tiện thích làm gì thì làm”.

Không khí gặp gỡ thân mật giữa 2 gia đình bỗng trở nên gượng gạo, mẹ anh đùng đùng đứng lên giục đi về, để lại gia đình tôi ngỡ ngàng còn người yêu tôi thảng thốt khi nghĩ tới tương lai của hai đứa.

Bố tôi thương con gái, bảo: “Yêu nhau 5 năm rồi mà người ta chẳng coi con mình ra gì, về làm dâu còn khổ nữa. Thôi tìm mối khác cho sau này đỡ khổ, đau một lần còn hơn ấm ức một đời con ơi”.

Dẫu biết mẹ anh là người phụ nữ “quyền lực” trong gia đình, bà điều hành hoạt động kinh doanh của xưởng mộc, tính cách mạnh mẽ nhưng tôi và anh không ngờ mẹ anh lại có phản ứng như vậy trước bố mẹ tôi. 

Anh van nài tôi hãy về thuyết phục gia đình còn anh sẽ thuyết phục bố mẹ anh ấy. Cuối cùng không biết anh làm cách nào mà bố mẹ anh đồng ý không quản chuyện tiền bạc của con cái khi chúng tôi kết hôn. Mẹ chỉ yêu cầu chúng tôi mỗi năm biếu 1 chỉ vàng và tiền lễ Tết thăm hỏi định kỳ hàng tháng.

Thế nhưng bố mẹ tôi vẫn không đồng ý. Bố mẹ cho rằng đó không phải là vấn đề tiền bạc nữa mà là thái độ không tôn trọng nhà tôi, bỏ về khi 2 bên còn đang nói chuyện.

Người yêu tôi thấy vậy lại có vẻ buông xuôi, muốn bỏ cuộc. Giờ tôi đang rất rối. Tôi thực sự không biết nên làm thế nào, mong mọi người cho tôi lời khuyên.

Lam Giang

Bí quyết thành công của doanh nhân vĩ đại nước Nhật Hirooka Asako

Bí quyết thành công của Hirooka Asako là luôn đặt sự phát triển của gia tộc vào sự phát triển của đất nước, hướng tới cái mới, phục vụ lợi ích xã hội.

50 học sinh Nghệ An bị bắt nghỉ học để phản đối phương án 'siết' xe điện

Chưa đồng tình về phương án quản lý việc kinh doanh xe điện 4 bánh, nhiều phụ huynh ở Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đã yêu cầu con nghỉ học để phản đối.

Đạp xe 32.000 km, thiếu niên 17 tuổi hoàn thành chuyến đi qua 14 nước

Hành trình của Liam trên chiếc xe đạp bắt đầu từ Alaska đến Argentina, qua 14 quốc gia, kéo dài 527 ngày. Trong cuộc phiêu lưu đó cậu nhiều lần bị cướp, phải nằm viện 1 tháng, thậm chí có lúc viết sẵn di chúc.

Vụ ngộ độc tập thể ở Tiểu học Kim Giang: Phát hiện vi khuẩn trong thịt gà

Nguyên nhân ban đầu khiến hơn 70 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn trưa.

Bi kịch thủ khoa ĐH: Lương 438 triệu/tháng, tự tử vì áp lực công việc

Trần Cần từng là thủ khoa đại học. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, anh gia nhập bộ phận công nghệ quảng cáo của Facebook với mức lương 220.000 USD/năm, nhưng tự tử ở tuổi 38 vì áp lực công việc.

Giới trẻ Mỹ chia tay smartphone, quay về với điện thoại ‘cục gạch’

Điện thoại phổ thông, còn gọi là “cục gạch” với tính năng nghe gọi cơ bản, có thể đang trở nên lỗi mốt trên toàn cầu, nhưng tại Mỹ lại là một câu chuyện khác.

Phim chiếu mạng tràn lan cảnh nóng, bạo lực, quản thế nào?

Trong khi những bộ phim chiếu rạp phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Hội đồng duyệt phim quốc gia và dán nhãn chi tiết thì những bộ phim chiếu mạng dường như bị thả nổi.

Người trẻ cần kỹ năng số và ngoại ngữ để sinh tồn trong thời đại 4.0

Theo các chuyên gia, kỹ năng số, năng lực số, khả năng sáng tạo và ngoại ngữ là những kỹ năng sống còn mà người trẻ cần có trong thời đại công nghệ số.

Mỗi học sinh đi ngoại khóa, giáo viên chủ nhiệm được 10.000 đồng?

Một trường THCS tổ chức cho học sinh đi ngoại khoá với kinh phí 400.000 đồng/em. Thông tin gây chú ý lại là mỗi học sinh đi, giáo viên chủ nhiệm sẽ được 10.000 đồng từ công ty du lịch.

Tặng sách, lan tỏa văn hóa đọc tại 2 trường học ở vùng cao Hà Giang

Khoảng 1.000 cuốn sách vừa được trao tặng sẽ giúp lan tỏa văn hóa đọc tại Trường THPT Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc) và Trường THCS & THPT Tùng Bá (huyện Vị Xuyên).

Đang cập nhật dữ liệu !