Nhà ngoại thành Hà Nội ngày càng lên giá

Giá chung cư ở các quận cận trung tâm như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai... đã vượt mức 30 triệu đồng/m2, thậm chí vượt 40 triệu đồng/m2.

Giá chung cư khu vực vùng ven đang ngày càng tăng, nguồn cung đa dạng. Ảnh: Việt Linh.

Năm 2020, chị Hồng Minh (32 tuổi, Hà Nội) dự định mua căn hộ 2 phòng ngủ diện tích 55 m2 tại Vinhomes Smart City (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) với giá 35 triệu đồng/m2. Song vì vướng việc gia đình, ý định mua nhà phải tạm hoãn.

Đến tháng 9 năm nay, căn hộ cùng diện tích tại dự án này được môi giới báo giá tăng lên 40 triệu đồng/m2, tức chị Minh phải bỏ ra khoảng 2,2 tỷ đồng để sở hữu căn hộ trên, đắt hơn 300 triệu so với năm 2020.

Thực tế, nhờ sự cải thiện mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, xã hội, nguồn cung dự án đa dạng, chủ đầu tư lớn khiến bất động sản khu vực cận trung tâm, ngoại thành Hà Nội đang ngày hấp dẫn khách hàng, giá chung cư, biệt thự cũng tăng nhanh chóng trong các năm qua.

Giá tăng liên tục

Các nghiên cứu, báo cáo thị trường bất động sản thời gian gần đây cũng chỉ ra tốc độ tăng giá nhanh của chung cư, biệt thự ở Hà Nội. Theo báo cáo của Batdongsan 8 tháng đầu năm, tốc độ tăng giá chung cư Hà Nội cao khoảng gấp đôi thậm chí gấp ba so với TP.HCM, tùy từng phân khúc.

Các phân khúc căn hộ tại Hà Nội có giá rao bán tăng 15-15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá rao bán chung cư bình dân, trung cấp và cao cấp ở TP.HCM tăng lần lượt là 3%, 5,5% và 8%.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cũng nhận định tại thị trường Hà Nội, trong nửa đầu năm nay, số lượng căn hộ bán được vượt nguồn cung chào bán mới. Trong vòng 5 năm qua, mức tăng giá bình quân là 7%/năm.

Theo khảo sát, giá chung cư ở các quận cận trung tâm như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai... cũng đã vượt mức 30 triệu đồng/m2, thậm chí vượt 40 triệu đồng/m2, có dự án tăng 10-16% so với cùng kỳ.

Hiện, các dự án như Vinhomes Smart City hay Masteri West Heights (quận Nam Từ Liêm) có mức giá rao bán lên tới 45 triệu đồng/m2, tăng khoảng 10-15% so với mức trung bình năm 2021. Theo đó, người mua phải bỏ ra khoảng 3 tỷ đồng để sở hữu căn 2 phòng ngủ, diện tích khoảng 66 m2.

GIÁ BÁN MỘT SỐ CĂN HỘ Ở HÀ NỘI
Nhãn Imperia Smart City (Nam Từ Liêm) Masteri Water Front (Gia Lâm) Swan Lake Onsen (Hưng Yên) Phương Đông Green Home (Long Biên) Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) An Bình City (Bắc Từ Liêm)
Giá bán triệu đồng/m2 58 61 60 32 30 43

Hay các dự án đang mở bán cũng có giá ở mức cao như Khai Sơn City (quận Long Biên) giá 43 triệu đồng/m2; Ha Noi Melody Residence (quận Hoàng Mai) giá hơn 45 triệu đồng/m2; Grand Sunlake Văn Quán (quận Hà Đông) giá 44 triệu đồng/m2...

Tại Vinhomes Ocean Park, căn hộ đang giao dịch ở thị trường thứ cấp đã vượt 40 triệu đồng/m2. Một số phân khu mở bán mới đã bán trên 50-60 triệu đồng/m2.

Phân khúc biệt thự cũng tăng giá mạnh, nửa đầu năm nay chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở giá bán thứ cấp. Trong đó, giá biệt thự tăng 37%, giá shophouse tăng 22% và giá liền kề tăng 20%. Đáng chú ý, so với năm 2018, giá bán biệt thự Hà Nội đã tăng gấp đôi, giá liền kề cũng ghi nhận tăng 67%.

Đơn cử, biệt thự đơn lập có diện tích 368 m2 thuộc dự án Vinhomes Ocean Park đang được rao bán với giá 312 triệu đồng/m2; biệt thự song lập 155 m2 khu A Geleximco - An Khánh, Hoài Đức được rao bán giá 160 triệu đồng/m2...

Ở phân khúc đất nền, nhu cầu tìm kiếm đất nền vùng ven như Thạch Thất, Quốc Oai, Gia Lâm, Đông Anh trong quý II đều giảm nhưng giá rao bán tại các thị trường này vẫn tiếp tục tăng 17-31% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, giá bán đất nền tại Đông Anh tăng mạnh nhất với mức tăng 31%. Giá bán đất nền tại Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất trong quý II cũng tăng lần lượt 27%, 20% và 17% so với quý I.

gia chung cu ha noi anh 1

Nhờ lợi thế về quỹ đất, một số dự án xa trung tâm được phát triển với quy mô lớn, có không gian công cộng, diện tích cây xanh, mặt nước lớn...

Vì sao nhà cận trung tâm ngày càng lên giá?

Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan khu vực miền Nam, trong vài năm trở lại đây, đất nền ở các vùng cận trung tâm Hà Nội đã trải qua các cơn "sốt", qua đó đẩy giá mặt bằng chung của các phân khúc khác như chung cư lên cao.

Ông Tuấn cho rằng trong 2 năm trở lại đây, vùng ven Hà Nội liên tục xuất hiện các cơn sốt đất, qua đó đẩy giá đất bất động sản, bao gồm cả giá chung cư vùng ven lên một mặt bằng mới. Khi giá lên, một số người mua nhà sẽ tìm đến thị trường căn hộ đã qua sử dụng tại khu vực trung tâm và tiếp tục khiến thị trường khu vực này tăng giá.

Còn theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội, một số dự án cận trung tâm neo giá cao nhưng vẫn được nhiều người quan tâm bởi sự bài bản trong quy hoạch và đa dạng về tiện ích.

Chuyên gia này đánh giá các dự án có giá cao ở khu vực vùng ven thường được xây dựng trong một khu đồng bộ về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội cùng các tiện ích sống đa dạng và thuận tiện.

Nhờ quy hoạch bài bản, các khu vực ngoài trung tâm Hà Nội đang hình thành rõ ràng các cụm đô thị, vừa có thể để ở, vừa có thể làm việc thuận tiện.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội.

Ngoài ra, nhiều dự án được đầu tư với chất lượng cao, có ý tưởng phát triển hay và độc đáo. "Nhờ quy hoạch bài bản, các khu vực ngoài trung tâm Hà Nội đang hình thành rõ ràng các cụm đô thị, vừa có thể để ở, vừa có thể làm việc thuận tiện", chuyên gia Savills nói.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng chung cư tại các khu vực được cho là xa trung tâm như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh... liên tục tăng giá trong những năm gần đây xuất phát từ yếu tố hạ tầng.

"Nhiều dự án cao tốc, đường vành đai, các cây cầu vượt sông Hồng... được đầu tư xây dựng đã làm cho khả năng kết nối giữa các khu vực này với trung tâm ngày càng thuận lợi, qua đó khiến bất động sản tăng giá", ông nói.

Mặt khác, ông Đính cũng nhìn nhận sự tăng giá không ngừng cũng xuất phát từ việc mua đi bán lại căn hộ trên thị trường trong bối cảnh nguồn cung thấp đã khiến cho giá chung cư vượt quá giá trị thực tế.

Theo Zingnews

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.