Nguyên nhân giới trẻ thích sống độc thân, tự nguyện 'ế theo xu thế'

Ngày nay, nhiều người trẻ lựa chọn lối sống độc thân “4 không”: không hẹn hò, không tình dục, không kết hôn và không nuôi con. Xu hướng này nổi lên ở Trung Quốc, Hàn Quốc và bắt đầu có ảnh hưởng đến Việt Nam. Vậy điều gì khiến họ "tự nguyện ế"?

Ám ảnh bởi những cặp đôi không hạnh phúc

Anh D.P (35 tuổi, làm công việc tự do) chia sẻ rằng, cuộc sống gia đình của anh không được hạnh phúc như người khác. Ngày trước, bố mẹ anh thường xuyên cãi vã, đánh nhau. Nhìn cảnh bố trút giận lên mẹ bằng những trận đòn roi, mắng chửi thậm tệ khiến P. cảm thấy không hứng thú với chuyện hôn nhân, thậm chí là có bạn gái. 

Anh P. nói: “Yêu nhau rồi kết hôn để làm gì? Cưới nhau rồi lại mất công bỏ nhau thôi”. 

Ngoài ra, anh P. tự nhận mình là người đàn ông khô khan, không giỏi quan tâm phụ nữ nên không muốn bước vào mối quan hệ với cô gái nào. 

Trong khi đó cô nàng Nguyễn Thùy Trang (27 tuổi, công việc freelancer, blogtravel) cũng chọn lối sống độc thân vì ám ảnh với những cặp đôi không hạnh phúc.

Cô nàng Nguyễn Thuỳ Trang luôn lạc quan với cuộc sống độc thân.

Trang chia sẻ: "Mình từng tiếp xúc với một vài cặp đôi yêu nhau thì có những trải nghiệm không được tốt cho lắm. Lúc mới yêu thì ngọt ngào thắm thiết là thế, nhưng được một thời gian thì ngoại tình, cãi vã, thậm chí là không ngại tố nhau trên mạng xã hội. 

Thời gian gần đây, báo chí đưa nhiều vụ việc từ đáng tiếc đến phẫn nộ, kinh hãi khi những kẻ cuồng yêu liên tục có những hành động biến thái như bám đuôi, quấy rối, thậm chí là giết người rồi tự tử. Những điều đó khiến mình ám ảnh, thà độc thân mà vui vẻ còn hơn". 

Yêu thích độc lập, tự do

Theo Nguyễn Thùy Trang, cuộc sống độc thân có ưu điểm vượt trội là sự tự do, không vướng bận điều gì cả. Thậm chí Trang còn cho rằng chẳng cần yêu ai cô vẫn thấy rất ổn, cô có thể đi du lịch một mình, sống một mình, đi shopping rồi xem phim một mình… mà chẳng thấy cô đơn.

Trang dành thời gian cho những chuyến du lịch một mình bằng số tiền do chính mình kiếm được mà không phụ thuộc vào bất cứ ai.

Cô nàng Nguyễn Thị Quỳnh (31 tuổi, chuyên viên tư vấn du học) cũng gật đầu với suy nghĩ "ế là xu thế", đồng thời cho rằng bất cứ trạng thái nào từ độc thân, có người yêu tới kết hôn đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau.

"Độc thân thì luôn thoải mái thời gian nhưng cũng sẽ có lúc cảm thấy cô đơn, đặc biệt như lúc ốm đau hay có chuyện mà phải một mình tự giải quyết. Tuy nhiên nếu được cho chọn lại, mình vẫn chọn độc thân như bây giờ hơn là cố gắng bước vào một mối quan hệ khiến bản thân không thoải mái.

Dù độc thân hay đã kết hôn thì với mình điều quan trọng là mình sẵn sàng thích nghi, hưởng thụ trạng thái đó như thế nào, đó không phải là sự chấp nhận hay cam chịu mà khi đã chọn cái gì thì hãy thực sự “sống” với nó", Quỳnh nêu suy nghĩ.

Quỳnh không vội vã kết hôn

Một số ý kiến khác cũng đồng tình với việc thà ế mà vui vẻ còn hơn có cuộc sống hôn nhân gò bó, luôn phải sống cho người khác:

- Nguyễn Thị N.Q (cựu sinh viên ĐH Ngoại thương) bày tỏ: "Giữa việc có người yêu và không có người yêu, mình cảm thấy không có người yêu thì mình có thể làm những thứ bản thân mình thích, sống thoải mái hơn, không bị ép buộc hay gò bó.

Mình cũng phải đấu tranh rất nhiều, đã có lúc cố gắng đi tìm một ai đấy nhưng lại nhận ra có vẻ bản thân không quá cần điều đó mà cần tận hưởng cuộc sống của mình hơn. Mình không còn phải tập trung vào một người mà có thể san sẻ sự quan tâm đến nhiều người khác".

N.Q. có rất nhiều thời gian để trau dồi kiến thức, theo đuổi nhiều thú vui.

- D.T.L (24 tuổi, công việc Truyền thông): "Độc thân giúp mình thoải mái, ngày đi làm, tối về mình nằm lướt mạng xã hội, xem phim hoặc có những việc chưa làm xong vào buổi sáng sẽ tranh thủ giải quyết nốt vào buổi tối. Mình thấy ưu điểm cuộc sống độc thân là tự do, thích làm gì làm, muốn đi đâu thì đi, không cần phải lệ thuộc vào ai".

Những năm sống độc thân đem lại cho D.L cuộc sống nhiều thú vị.

- Chị Nguyễn Thị Hiền (36 tuổi, Hà Nội) tâm sự: "Làm mẹ đơn thân mình thấy hạnh phúc trọn vẹn, không phải căng thẳng cãi nhau với chồng chỉ vì chuyện thắng thua quan điểm, không phải sinh đẻ, túi bụi làm mẹ bỉm chăm con nữa, càng không phải báo hiếu hay sống chung với gia đình nhà chồng. 

Sau hơn 5 năm ly hôn, với công việc ở spa, mình vẫn thoải mái cho con trai học trường hàng chục triệu đồng/tháng, mua nhà tiền tỷ Hà Nội, được mua những thứ mình thích. 

Mình hài lòng với cuộc sống hiện tại, không có ý định tiến tới hôn nhân lần nào nữa nên từ chối mọi lời mai mối, các cuộc hẹn hò do người thân và bạn bè sắp đặt".

Chị Hiền không kết hôn để tránh khỏi sự gò bó, lệ thuộc vào gia đình chồng.

Khó tìm mảnh ghép ưng ý

Xã hội hiện đại đã không còn tồn tại quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Giới trẻ ngày càng có tiếng nói hơn trong việc tìm kiếm hạnh phúc của đời mình. Mặt khác nhiều nghiên cứu cho thấy, học vấn tăng cao, tỷ lệ kết hôn sớm sụt giảm bởi yêu cầu về "nửa ấy" cũng cao lên. 

Giới trẻ, đặc biệt là thế hệ 9X trở đi, lớn lên và làm việc ở thành thị, tiếp xúc với môi trường hiện đại, cởi mở, đời sống cao hơn và có học thức… nên họ thường đặt ra điều kiện khi tìm kiếm đối tượng gắn bó cả đời. Việc nhiều người đặt ra yêu cầu quá cao về “nửa kia” cũng khiến tỉ lệ kết hôn, yêu đương giảm đi.

Cô nàng V.T.Q (cựu sinh viên Học viện Báo chí) cho hay: "Mình là người khá hướng ngoại nên khi mọi người giới thiệu cho một ai đó, mình cũng rất sẵn lòng và vui vẻ đón nhận. Chỉ là sau khi tìm hiểu, mình chưa tìm được ai phù hợp".

"Mình có cá tính khá là khác biệt với phần đông các bạn nữ. Vì vậy rất khó ghép đôi với ai đó. Mình cũng nhận vài lời giới thiệu kiểu mai mối rồi nhưng mà chung quy lại sau khi nói chuyện họ chỉ nắm được một phần nào đấy tần số suy nghĩ của mình chứ không thực sự hiểu được hết, nên cuối cùng cũng chỉ là làm bạn thôi. Rất khó để tiến tới một mối quan hệ vì mình rất là khó trong chuyện yêu đương”, Q. chia sẻ thêm.

V.T.Q lưu giữ kỉ niệm trong một chuyến đi chơi xa

Anh H.T (34 tuổi, Trưởng phòng marketing của một công ty) từng tốt nghiệp trường Đại học FPT với số điểm cao. Anh chàng cao 1m75, gia đình khá giả, được nhận xét là có ngoại hình ưa nhìn, hoạt ngôn nhưng tới giờ vẫn “ế” vì không tìm được người phù hợp.

"Cả hai nên có điều kiện tương đồng về mọi mặt, như vậy mới không bị mất cân bằng và quan điểm sống cũng không bị chênh lệch. Tuy nhiên để tìm được người hợp với mình về suy nghĩ, sở thích thật là khó. Những cô nàng ít tuổi thì bộc lộ tính trẻ con nhõng nhẽo, còn đồng trang lứa với mình thì lại có nhiều khác biệt về lối sống. Nhiều người nói trong các trường đại học có rất nhiều nhân tài, hay đi làm rồi các mối quan hệ rộng mở nhưng sau khi mình trải qua mới phát hiện những người đó đã có chủ hết rồi", anh T. chia sẻ.

Lo sợ trước áp lực kiếm tiền nuôi gia đình

Với sự phát triển của kinh tế xã hội, chi phí cho việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái chịu tác động của nhiều yếu tố như nhà ở, giáo dục, việc làm,… cũng làm dấy lên lo ngại về việc kết hôn rồi sinh con của giới trẻ hiện nay. 

Có nhiều cuộc khảo sát cho thấy, người trẻ tỏ ra lo lắng về các chi phí tốn kém khi xây dựng gia đình, nhất là những ai đang sống và làm việc ở các thành phố lớn. Chi phí sinh hoạt tại thành phố lớn tương đối cao, giá nhà đất tăng chóng mặt khiến ngày càng nhiều người trẻ "chán” kết hôn, lo sợ việc không nhà, không xe, không tiền sẽ trở thành “gông cùm” của hôn nhân. 

Đ.T (28 tuổi, Nghệ An) đã tốt nghiệp đại học và làm việc cho một công ty xây dựng tại Hà Nội được 4 năm. Tuy rằng anh làm việc chăm chỉ, có tiền tiết kiệm nhưng lại không thể theo kịp với giá nhà đất tăng vọt ở thành phố. Điều khiến anh cảm thấy ảo não hơn đó chính là tiêu chí chọn bạn đời của các cô gái cũng ngày một cao hơn, đòi hỏi người đàn ông phải có nhà, có xe, có công việc ổn định…

"Nhà mình ở quê chỉ thuộc diện bình thường. Lương của mình 15 triệu/ tháng, trừ ăn uống, thuê nhà thì mình để ra được từ 8-10 triệu. Tuy nhiên để mua được nhà, nhất là thời buổi bất động sản "hô giá" như hiện nay thì lâu quá, có khi 40 tuổi mình vẫn chưa mua được mất. Như vậy làm sao dám lấy vợ. Chưa kể mình hay đọc mấy bài chi tiêu gia đình trên mạng xã hội mà chóng cả mặt, không ngờ có gia đình lại chi tiêu nhiều như vậy", anh T. than thở.

Trong khi đó Thanh Mai (25 tuổi, Thái Nguyên) chia sẻ: "Kết hôn đồng nghĩa với việc tôi phải chia sẻ gánh nặng tài chính khi sở hữu một căn hộ, một chiếc xe hơi, nuôi con và phải làm quen với việc cân bằng cuộc sống, công việc mới. Tôi không chắc liệu mình có sẵn sàng cho những thay đổi đó chưa. Suy cho cùng, hôn nhân là điều xa xỉ, không phải ai cũng có thể lo được"

Bạch Dương

Ảnh: NVCC

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

Đang cập nhật dữ liệu !